Thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng giống vật nuôi [2023]

Giống vật nuôi luôn là nguồn tạo ra sản phẩm, lương thực phổ biến phục vụ cho đời sống từ trước đến nay. Do đó, với nguồn cung cấp trực tiếp đến đời sống người dân thì Nhà nước Việt Nam luôn nhắm đến tiêu chuẩn chất lượng của những giống vật nuôi phổ biến nhằm đảm bảo cung cấp những nguồn giống vật nuôi vượt trội, an toàn và đảm bảo. Các giống vật nuôi theo quy định phải đảm bảo được công bố tiêu chuẩn chất lượng. Bài viết này cung cấp thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng giống vật nuôi.

Thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng giống vật nuôi
Thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng giống vật nuôi

ACC là đơn vị chuyên nghiệp cung cấp thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng giống vật nuôi. Mời bạn tham khảo chi tiết về dịch vụ này:

1. Khái niệm

  • Công bố chất lượng sản phẩm là việc các doanh nghiệp cần phải làm trước khi đưa sản phẩm nhập khẩu hoặc sản phẩm sản xuất trong nước lưu hành tự do trên thị trường Việt Nam. Nói cách khác, công bố chất lượng sản phẩm chính là việc các doanh nghiệp cần phải làm để có trong tay giấy phép lưu hành sản phẩm. Hiện nay thủ tục công bố chất lượng sản phẩm là bắt buộc, nếu không thực hiện sẽ bị xử phạt, chịu trách nhiệm trước pháp luật.
  • Giống vật nuôi là quần thể vật nuôi cùng loài, cùng nguồn gốc, có ngoại hình và cấu trúc di truyền tương tự nhau, được hình thành, củng cố, phát triển do tác động của con người; giống vật nuôi phải có số lượng nhất định để nhân giống và di truyền được những đặc điểm của giống cho thế hệ sau. Giống vật nuôi bao gồm các giống gia súc, gia cầm, ong, tằm, động vật thuỷ sản và các sản phẩm giống của chúng như tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng và vật liệu di truyền giống.

2. Công bố tiêu chuẩn chất lượng giống vật nuôi

  • Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi phải công bố tiêu chuẩn chất lượng giống vật nuôi do mình sản xuất, kinh doanh; tiêu chuẩn công bố không được thấp hơn tiêu chuẩn đã quy định.
  • Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tự nguyện công bố tiêu chuẩn chất lượng giống vật nuôi.
  • Trình tự và thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng giống vật nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật về chất lượng hàng hoá.

Giống vật nuôi cần công bố tiêu chuẩn chất lượng

Giống lợn

  • Lợn đực và lợn cái thuần chủng của các giống sau: Lợn Móng cái, Yorkshire, Landrace, Duroc, Pietrain.
  • Lợn đực lai (đực cuối cùng) và lợn cái lai cấp ông bà, bố mẹ.
  • Lợn thương phẩm nuôi thịt.
  • Tinh dịch lợn đực giống

Giống gia cầm

Các giống gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng, chim...) từ thương phẩm, giống bố mẹ, giống ông bà hoặc giống thuần thuộc các giống sau :

  • Giống gà:
    • Giống gà công nghiệp hướng thịt: BE, Avian, AA (Arbor Acres), Hubbard, Cobb, Ross, ISA- MPK, ISA - colour
    • Giống gà công nghiệp hướng trứng: Leghorn, Brown Nick, Hyline, ISA Brown, Babcock380, Gold- line
    • Giống gà chăn thả: Gà Kabir (K43, K400, K27, K2700 v.v...), ISA- JA (gồm các dòng gàmàu), Tam Hoàng (Jiangun và 882), Lương Phượng, Sasso, gà Ai Cập
    • Giống gà nội: Gà Ri (Tàu vàng), Rhode-ri, gà Mía
  • Giống vịt:
    • Vịt hướng thịt: Vịt CV. Super M., vịt Bầu.
    • Vịt hướng trứng: CV Layer 2000, Khakicampbell, vịt Cỏ.
  • Giống ngan: Giống ngan Pháp: dòng R31, R51, R71, Super Heavy.
  • Giống ngỗng: Rheinland,
  • Chim bồ câu: các dòng chim bồ câu Pháp (VN1, Titan, Mimas)
  • Trứng giống gia cầm

Giống bò

  • Giống bò sữa: Holstein Friesian, Jersey, bò lai hướng sữa.
  • Giống bò thịt: Red Sindhi, Sahiwal, Brahman, Limousine, Charolaise, Crimousine, Simmental, Droughtmaster, bò lai hướng thịt.
  • Tinh và phôi bò đông lạnh

Giống thỏ

Thỏ New Zealand, California, Panon

Giống dê

Saanen, Alpine, Jamnapari, Barbari, Beetal, Boer, dê Cỏ, dê Bách thảo, dê lai

Giống ngựa

Ngựa Carbadin, ngựa nội, ngựa lai

Giống trâu

Trâu Murrah, trâu nội

Giống ong

Ong Apis Mellifera Ligustica, ong nội

Giống tằm

Giống tằm O1, O2, A1, A2, A, B, C, D (Mã riêng).

Hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng giống vật nuôi

  • Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa giống vật nuôi của tổ chức, cá nhân;
  • Các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật đối với giống vật nuôi công bố tiêu chuẩn chất lượng.

Đối với các doanh nghiệp mới công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa giống vật nuôi lần đầu, cần bổ sung thêm: Bản sao hợp pháp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập doanh nghiệp do cơ quan có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp.

Số lượng hồ sơ: 02 (bộ).

Trình tự công bố tiêu chuẩn chất lượng giống vật nuôi

  • Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
  • Phòng Chăn nuôi được giao xử lý hồ sơ:
    • Kiềm tra hồ sơ: Nếu hồ sơ chưa đầy đủ phòng Chăn nuôi phải thông báo kịp thời bằng văn bản hoặc điện thoại cho tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ đầy đủ.
    • Thẩm định mức tự công bố tiêu chuẩn cơ sở phù hợp với mức quy định.

Trường hợp công bố tiêu chuẩn cơ sở phù hợp với mức quy định thì trình Lãnh đạo Sở ban hành công văn tiếp nhận công bố tiêu chuẩn chất lượng giống vật nuôi cho cá nhân, tổ chức.

Trường hợp công bố tiêu chuẩn cơ sở không phù hợp với mức quy định thì trả lại hồ sơ và gửi công văn nêu rõ lý do trả lại.

  • Phòng Chăn nuôi tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ sơ cho Bộ phận chuyên môn thụ lý hồ sơ.
  • Đến ngày hẹn, tổ chức, cá nhân nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận của  Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
  • Thời hạn giải quyết: Từ khi nhận đủ hồ sơ đến khi trả kết quả là 07 ngày.

Mức phạt khi không công bố tiêu chuẩn chất lượng vật nuôi

 Vi phạm các quy định về công bố tiêu chuẩn chất lượng giống vật nuôi

  • Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất giống vật nuôi mà không công bố tiêu chuẩn chất lượng đối với giống vật nuôi thuộc Danh mục phải công bố tiêu chuẩn chất lượng.
  • Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải công bố tiêu chuẩn chất lượng giống vật nuôi.

3. Khách hàng cung cấp gì khi sử dụng dịch vụ của ACC

Khách hàng chỉ cung cấp những hồ sơ sau:

  • Giấy tờ tùy thân của chủ công ty sản xuất nước đá: CMND/ Hộ chiếu/ Căn cước công dân sao y chứng thực không quá 6 tháng và còn hiệu lực của đại diện pháp luật và thành viên góp vốn.
  • Các giấy tờ liên quan đến hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng giống vật nuôi.

4. Quy trình Công bố tiêu chuẩn chất lượng giống vật nuôi của ACC

    • Lắng nghe, nắm bắt thông tin khách hàng cung cấp để tiến hành tư vấn chuyên sâu và đầy đủ những vướng mắc, vấn đề khách hàng đang gặp phải;
    • Báo giá qua điện thoại để khách hàng dễ dàng đưa ra quyết định có hợp tác với ACC không;
    • Ký kết hợp đồng và tiến hành soạn hồ sơ trong vòng 3 ngày nếu khách hàng cung cấp đủ hồ sơ chúng tôi yêu cầu;
    • Khách hàng cung cấp hồ sơ bao gồm giấy giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy khám sức khỏe;
    • Nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và bàn giao cho khách hàng; Hỗ trợ tư vấn miễn phí các vướng mắc sau khi đã được cấp giấy chứng nhận.

5. Câu hỏi thường gặp

5.1. Mức phạt khi không công bố tiêu chuẩn chất lượng vật nuôi?

Vi phạm các quy định về công bố tiêu chuẩn chất lượng giống vật nuôi

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất giống vật nuôi mà không công bố tiêu chuẩn chất lượng đối với giống vật nuôi thuộc Danh mục phải công bố tiêu chuẩn chất lượng

Biện pháp khắc phục hậu quả:buộc phải công bố tiêu chuẩn chất lượng giống vật nuôi.

5.2. Công bố chất lượng sản phẩm là gì?

Công bố chất lượng sản phẩm là việc các doanh nghiệp cần phải làm trước khi đưa sản phẩm nhập khẩu hoặc sản phẩm sản xuất trong nước lưu hành tự do trên thị trường Việt Nam. Nói cách khác, công bố chất lượng sản phẩm chính là việc các doanh nghiệp cần phải làm để có trong tay giấy phép lưu hành sản phẩm. Hiện nay thủ tục công bố chất lượng sản phẩm là bắt buộc, nếu không thực hiện sẽ bị xử phạt, chịu trách nhiệm trước pháp luật.

5.3.Nhập khẩu giống vật nuôi và sản phẩm giống vật nuôi như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Luật Chăn nuôi 2018 quy định như sau:

Điều 20. Nhập khẩu giống vật nuôi và sản phẩm giống vật nuôi
1. Giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi nhập khẩu phải được cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu ủy quyền xác nhận bằng văn bản về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng giống, mục đích sử dụng để nhân giống, tạo giống.
2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định kiểm tra văn bản pháp luật, hệ thống tổ chức thực thi, điều kiện sản xuất giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi tại nước xuất khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong trường hợp sau đây:
a) Đánh giá để thừa nhận lẫn nhau;
b) Giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam;
c) Phát hiện nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn sinh học đối với giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi nhập khẩu vào Việt Nam.
3. Giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi nhập khẩu phải được công bố tiêu chuẩn áp dụng, thực hiện kiểm dịch theo quy định của pháp luật về thú y.
4. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu đực giống, tinh, phôi giống gia súc phải thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu lần đầu nộp 01 bộ hồ sơ đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; thành phần hồ sơ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản, trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do;
b) Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu tinh, phôi từ lần thứ hai của cùng cá thể giống thì chỉ cần thông báo bằng văn bản cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
c) Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu đực giống từ lần thứ hai của cùng giống và cùng cơ sở sản xuất thì chỉ cần thông báo bằng văn bản cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

5.4. Giống vật nuôi là gì?

là quần thể vật nuôi cùng loài, cùng nguồn gốc, có ngoại hình và cấu trúc di truyền tương tự nhau, được hình thành, củng cố, phát triển do tác động của con người; phải có số lượng bảo đảm để nhân giống và di truyền được những đặc điểm của giống cho thế hệ sau (theo quy định tại Khoản 9 Điều 2 Luật chăn nuôi 2018)

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (653 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo