Thủ tục công bố thực phẩm thường năm 2024

Đăng ký công bố thực phẩm thường được quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Quy trình và thủ tục đăng ký, hồ sơ như thế nào sẽ được Luật ACC giải đáp với những nội dung chính sau đây:

1. Căn cứ pháp lý

- Luật số 55/2010/QH12– Luật An Toàn thực phẩm

- Nghị định 15/2018/NĐ-CP – Quy định chi tiết một số điều luật an toàn thực phẩm

2. Công bố thực phẩm thường là gì? Phân biệt thực phẩm thường và thực phẩm khác

Công bố thực phẩm thường là công bố lưu hành sản phẩm với các thực phẩm không phải là thực phẩm chức năng, hoặc các thực phẩm bổ sung sức khỏe khác. Thực phẩm thường và thực phẩm khác được phân biệt như sau:

Tiêu chí

Thực phẩm thường

Thực phẩm khác

Khái niệm

Thực phẩm thường là những loại sản phẩm thực phẩm được sử dụng hàng ngày, cho mọi đối tượng, không có tác dụng bồi bổ cơ thể hay ảnh hưởng đặc biệt nào tới sức khỏe.

Ví dụ: Bánh, kẹo, sữa, cà phê, nước ép trái cây, nước giải khát, nước ngọt có gas, mì gói, cá đóng hộp, …

Có thể là thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học

Ví dụ: Yến sào, đông trùng hạ thảo, cà phê nấm linh chi, phẩm tăng/giảm cân, và bổ sung các chất cho cơ thể

Đặc điểm

- Đây là thực phẩm với các thành phần, giá trị dinh dưỡng cơ bản được ghi trên nhãn và bảo đảm yêu cầu vệ sinh an toàn. Thực phẩm được cộng đồng và cơ quan quản lý thực phẩm chấp nhận.

- Khi ăn loại thực phẩm này thì cơ thể phát triển một cách bình thường trong điều kiện bình thường.

 

- Đây là thực phẩm ngoài các chất dinh dưỡng cơ bản ra, còn chứa một số hoạt chất chức năng đặc biệt ở mức độ cao, có tác dụng phòng chống bệnh tật đảm bảo cho sức khoẻ bền vững

- Các thực phẩm này đều phải được công bố thành phần các chất dinh dưỡng chức năng trong thực phẩm và có hướng dẫn sử dụng để phòng chống những bệnh tật nào.

Liều lượng sản phẩm

Liều lượng sử dụng thường cao hơn so với thực phẩm khác bởi tính an toàn với cơ thể

Liều sử dụng thường nhỏ, thậm chí tính bằng gram, miligram như là thuốc.

Đối tượng sử dụng

Sử dụng cho mọi đối tượng

Đối tượng sử dụng có chỉ định rõ rệt như người già, trẻ em, phụ nữ tuổi mãn kinh, người có hội chứng thiếu vi chất, rối loạn chức năng sinh lý nào đó…

Nguyên liệu sử dụng

Nguyên liệu của thực phẩm thường là nguyên liệu thô (rau, củ, quả, thịt, cá, trứng…)

Nguyên liệu của sản phẩm này thường là các hoạt chất, chất chiết từ thực vật, động vật

Cách thức chế biến, sản xuất

Thực phẩm thường được chế biến theo công thức đơn giản và cơ quan quản lý thực phẩm chấp nhận

Các sản phẩm không phải là sản phẩm thường được sản xuất chế biến theo công thức bổ sung một số thành phần có lợi và loại bớt một số thành phần bất lợi. Việc bổ sung hay giảm bớt phải được chứng minh và cân nhắc một cách khoa học, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

 

Như vậy, công bố thực phẩm thường là các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện các thủ tục cần thiết để các sản phẩm của mình, gồm thực phẩm nhập khẩu hay sản xuất trong nước được phép lưu hành trên thị trường và tới tay người tiêu dùng. Đảm bảo chất lượng sản phẩm và cam kết an toàn trước khi đi vào sử dụng

3. Quy định về hồ sơ công bố thực phẩm thường

Như đã nói ở trên, việc công bố sản phẩm được áp dụng cho cả thực phẩm sản xuất trong nước và cả thực phẩm xuất khẩu cho nên việc làm hồ sơ công bồ thực phẩm thường dưới đây cũng áp dụng cho thực phẩm thường sản xuất trong nước và thực phẩm thường nhập khẩu, cụ thể:

- Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP

- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực)

4. Quy trình công bố thực phẩm thường

Bước 1: Đăng ký tài khoản doanh nghiệp tại các phương tiện thông tin, cụ thể là Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm

Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm

Trong trường hợp chưa có Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân nộp 01 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận

Trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó

Bước 2: Nộp hồ sơ và chờ thẩm định thực phẩm

- Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;

- Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 (hai) cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.

Lưu ý về đăng ký công bố thực phẩm thường:

- Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.

- Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm.

- Nếu không phải thuộc trường hợp thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo mà là có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.

Đồng thời, để đảm bảo được an toàn, các tổ chức cá nhân cần xác định đúng:

- Đối tượng sản phẩm tự công bố (theo khoản 1 Điều 4 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP) có phải thuộc những trường hợp là thực phẩm thường hay thực phẩm chức năng, bảo vệ sức khỏe

- Bản tự công bố (bản chính - theo khoản 1 Điều 5 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP) phải đáp ứng đủ điều kiện:

  •     Tên sản phẩm trên bản tự công bố đúng với tên sản phẩm trên Phiếu kết quả kiểm nghiệm
  •     Tên cơ sở, địa chỉ của tổ chức, cá nhân thực hiện tự công bố kê khai trên bản tự công bố đúng với Tên cơ sở, địa chỉ của tổ chức, cá nhân thể hiện trên Phiếu kết quả kiểm nghiệm

- Phiếu kết quả kiểm nghiệm (tiếng Việt, bản chính hoặc bản sao chứng thực - theo khoản 1, khoản 3 Điều 5 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP) phải :

  •     Còn thời hạn, tức là trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
  •     Phải được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 (tra cứu tại trang thông tin điện tử của Cục An toàn thực phẩm theo địa chỉ https://vfa.gov.vn/).
  •     Kiểm đủ các chỉ tiêu an toàn.

5. Một số câu hỏi liên quan khi công bố thực phẩm thường

5.1 Thực phẩm không phải thực phẩm thường thì công bố như thế nào?

Thực phẩm không phải thực phẩm thường thì tiến hành các bước để đăng ký công bố thực phẩm, không giống với tự công bố. Khi đăng ký công bố thực phẩm, phải lưu ý các vấn đề sau:

- Chỉ áp dụng cho:

  •     Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
  •     Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
  •     Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.

- Hồ sơ đăng ký công bố đối với thực phẩm nhập khẩu khác với thực phẩm tự sản xuất trong nước

- Mỗi thực phẩm sẽ được nộp cho cơ quan có thẩm quyền riêng biệt

- Sau khi hoàn thành mọi thủ tục và hồ sơ hợp lệ thì trách nhiệm thuộc về cơ quan tiếp nhận là thông báo công khai tên, sản phẩm của tổ chức, cá nhân đã được tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trên trang thông tin điện tử (website) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm

5.2 Nếu không công bố thực phẩm khi sản xuất hoặc nhập khẩu thì bị phạt gì?

Căn cứ theo quy định tại Nghị định 115/2018/NĐ-CP thì phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi về công bố thực phẩm thường như sau:

- Sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm mà không có bản tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật;

- Tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện phải đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, còn áp dụng đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, nhập khẩu thực phẩm từ 01 - 03 tháng đối với hành vi không đăng ký công bố sản phẩm.

5.3 Ai là cơ quan có thẩm quyền trong việc cấp Giấy chứng nhận công bố thực phẩm thường

- Thẩm quyền công bố thực phẩm thường là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) chỉ định

5.4 Thời hạn của bản tự công bố thực phẩm thường là bao lâu?

Bản tự công bố có thời hạn 03 hoặc 05 năm tùy theo loại hình sản xuất, sản phẩm của doanh nghiệp.

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (210 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo