Để hiểu rõ hơn về công bố thức ăn chăn nuôi bổ sung, thủ tục thực hiện như thế nào, cần những điều kiện gì và lưu ý ra sao, tất cả đều được Luật ACC giải đáp trong bài viết dưới đây với các nội dung tư vấn bao gồm:
1. Thức ăn chăn nuôi bổ sung là gì?
Hiện nay, theo quy định của pháp luật hiện hành không quy định cụ thể về khái niệm thức ăn chăn nuôi bổ sung. Tuy nhiên, Luật Chăn nuôi năm 2018 quy định cụ thể:
Theo quy định tại Khoản 25, Điều 2, Luật Chăn nuôi 2018, thức ăn chăn nuôi là sản phẩm, mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến bao gồm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung và thức ăn truyền thống.
Trong đó, theo quy định tại Khoản 28, Điều 2, Luật Chăn nuôi 2018 thì thức ăn bổ sung là nguyên liệu đơn hoặc hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn cho thêm vào khẩu phần ăn để cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết cho vật nuôi; duy trì hoặc cải thiện đặc tính của thức ăn chăn nuôi; cải thiện sức khỏe vật nuôi, đặc tính của sản phẩm chăn nuôi.
Tại Quy định số 892/2010 ngày 8/10/2010 về tình trạng một số sản phẩm liên quan đến phụ gia thức ăn chăn nuôi trong phạm vi Quy định số 1831/2003 của Nghị viện châu Âu và Uỷ ban có đề cập đến thức ăn chăn nuôi bổ sung là những chất được thêm vào thức ăn hay nước uống để thực hiện những chức năng kỹ thuật, chức năng cảm giác, chức năng dinh dưỡng và chức năng phòng chống protozoa
Như vậy, thức ăn chăn nuôi bổ sung (thức ăn bổ sung trong chăn nuôi) gồm những nhóm sau:
- Thức ăn chăn nuôi bổ sung mang tính kỹ thuật
- Thức ăn chăn nuôi bổ sung cải thiện tính chất cảm quan
- Thức ăn chăn nuôi bổ sung dinh dưỡng
- Thức ăn chăn nuôi bổ sung chăn nuôi
- Nhóm thuốc bổ sung phòng chống Protozoa và các hóa chất thuộc nhóm Pheethanolamine
Các sản phẩm bổ sung chăn phải được Công bố thông tin sản phẩm thức ăn chăn nuôi trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là một trong các nghĩa vụ phải thực hiện tại Khoản 4, Điều 32, Luật Chăn nuôi năm 2018 về Yêu cầu đối với thức ăn chăn nuôi thương mại trước khi lưu thông trên thị trường
2. Thủ tục công bố thức ăn chăn nuôi bổ sung
2.1 Thức ăn chăn nuôi bổ sung sản xuất trong nước
Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị công bố thông tin sản phẩm
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi
- Hợp đồng thuê, gia công thức ăn chăn nuôi đối với trường hợp tổ chức, cá nhân thuê, gia công tại cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi
- Tiêu chuẩn công bố áp dụng, văn bản thông báo tiếp nhận công bố hợp quy của sản phẩm
- Phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và an toàn của sản phẩm trong tiêu chuẩn công bố áp dụng và trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng được cấp bởi phòng thử nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định hoặc thừa nhận
- Mẫu của nhãn sản phẩm.
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra nội dung hồ sơ:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Chăn nuôi) kiểm tra thành phần hồ sơ, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải thông báo trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện.
- Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Chăn nuôi) thẩm định hồ sơ và công bố thông tin sản phẩm trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do.
Bước 3: Nhận kết quả là Thông tin sản phẩm được công bố trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Lưu ý:
- Số lượng hồ sơ là 01 bộ và được nộp qua môi trường mạng là trang thông tin chính thức của Cục chăn nuôi
- Thời hạn hiệu lực của thông tin thức ăn chăn nuổi bổ sung sản xuất trong nước được công bố trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 05 năm.
2.2 Thức ăn chăn nuôi bổ sung nhập khẩu từ nước ngoài
Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị công bố thông tin sản phẩm.
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc văn bản có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp.
- Một trong các giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng (ISO), Thực hành sản xuất tốt (GMP), Phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) hoặc giấy chứng nhận tương đương của cơ sở sản xuất.
- Bản thông tin sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp bao gồm thành phần nguyên liệu, công dụng, hướng dẫn sử dụng; chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu an toàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức, cá nhân đăng ký theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa; nhãn phụ của sản phẩm thể hiện bằng tiếng Việt theo quy định.
- Phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và an toàn sản phẩm được cấp bởi phòng thử nghiệm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ chỉ định hoặc được công nhận bởi tổ chức công nhận quốc tế hoặc tổ chức công nhận khu vực hoặc phòng thử nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định hoặc thừa nhận.
- Mẫu của nhãn sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp.
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra nội dung hồ sơ:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Chăn nuôi) kiểm tra thành phần hồ sơ, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải thông báo trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện.
- Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Chăn nuôi) thẩm định hồ sơ và công bố thông tin sản phẩm trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do.
Bước 3: Nhận kết quả là Thông tin sản phẩm được công bố trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc.
- Thẩm định hồ sơ và công bố thông tin sản phẩm trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.
Lưu ý:
- Hồ sơ là bản chính hoặc bản sao có chứng thực và bản dịch ra tiếng Việt có chứng thực.
- Số lượng hồ sơ là 01 bộ và được nộp qua môi trường mạng là trang thông tin chính thức của Cục chăn nuôi
- Thời hạn hiệu lực của thông tin thức ăn chăn nuổi bổ sung sản xuất trong nước được công bố trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 05 năm.
3. Yêu cầu về thức ăn chăn nuôi bổ sung trước khi công bố trên thị trường
- Công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
- Có chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
- Sản xuất tại cơ sở có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.
- Công bố thông tin sản phẩm trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Nhãn hoặc tài liệu kèm theo thức ăn chăn nuôi thực hiện theo quy định:
Đối với thức ăn chăn nuôi thương mại thì nhãn sản phẩm hoặc tài liệu kèm theo phải thể hiện thông tin về tên sản phẩm, thành phần nguyên liệu chính, chỉ tiêu chất lượng, nơi sản xuất, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng; thông tin về tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đối với hàng hóa bảo đảm yêu cầu truy xuất nguồn gốc sản phẩm;
Đối với thức ăn chăn nuôi khác thì nhãn sản phẩm hoặc tài liệu kèm theo phải có thông tin để nhận biết và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.
4. Khi vi phạm về công bố thức ăn chăn nuôi bổ sung thì bị xử phạt như thế nào?
Nếu như thức ăn chăn bổ sung được bán ra thị trường mà không thực hiện công bố, kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm thì buộc bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 3, Điều 14, Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định Xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi:
“Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin sản phẩm trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.”
Đồng thời, một số hình thức xử phạt khác cũng được quy định liên quan đến công bố thức ăn chăn nuôi bổ sung như:
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm:
Cố ý sửa chữa hoặc tẩy xoá làm sai lệch nội dung các loại giấy tờ hoặc khai báo không đúng sự thật trong hồ sơ đề nghị công bố thông tin mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Cố ý sửa chữa hoặc tẩy xoá làm sai lệch nội dung các loại giấy tờ hoặc khai báo không đúng sự thật trong hồ sơ tự công bố thông tin mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với cơ sở nhập khẩu thức ăn chăn nuôi vi phạm một trong các hành vi:
Cố ý sửa chữa hoặc tẩy xoá làm sai lệch nội dung các loại giấy tờ hoặc khai báo không đúng sự thật trong hồ sơ đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi trên cổng thông tin một cửa quốc gia
Cố ý sửa chữa hoặc tẩy xoá làm sai lệch nội dung các loại giấy tờ hoặc khai báo không đúng sự thật trong hồ sơ đề nghị công bố thông tin mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Cố ý sửa chữa hoặc tẩy xoá làm sai lệch nội dung các loại giấy tờ hoặc khai báo không đúng sự thật trong hồ sơ tự công bố thông tin mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Nội dung bài viết:
Bình luận