Thủ tục công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm năm 2024

Thực phẩm là nguồn sống nuôi dưỡng con người, là cơ sở tạo điều kiện cho con người phát triển về thể chất và tinh thần và cống hiến cho xã hội. Nhà nước là một chủ thể đặc biệt, có nghĩa vụ phải đảm bảo thực phẩm cho con người phát triển, cho nên, các quy định về công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm là một trong những cách thức để Nhà nước đảm bảo yếu tố này:

1. Công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm là gì?

Công bố chất lượng sản phẩm là một trong các nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, trong đó, đây là việc các bên được quy định cần phải làm trước khi đưa sản phẩm nhập khẩu hoặc sản phẩm sản xuất trong nước lưu hành tự do trên thị trường Việt Nam. Nói cách khác, công bố chất lượng sản phẩm chính là việc các cá nhân, tổ chức cần phải làm để có trong tay giấy phép lưu hành sản phẩm trên thị trường

2. Thủ tục công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm năm 2021

2.1 Thành phần hồ sơ khi công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm

Đối với thực phẩm có thể tự công bố:

- Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP

- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực)

- Các giấy tờ khác nếu có phát sinh

Đối với sản phẩm đăng ký công bố, gồm:

Đối với sản phẩm nhập khẩu phải đăng ký, gồm các giấy tờ sau:

- Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP

- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/xuất khẩu cấp có nội dung bảo đảm an toàn cho người sử dụng hoặc được bán tự do tại thị trường của nước sản xuất/xuất khẩu (hợp pháp hóa lãnh sự)

- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực)

- Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc chứng nhận tương đương trong trường hợp sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân)

Đối với sản phẩm sản xuất trong nước phải đăng ký, gồm các giấy tờ sau:

- Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP

- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực)

- Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong trường hợp cơ sở thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân)

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) trong trường hợp sản phẩm sản xuất trong nước là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân)

2.2 Cơ quan thực hiện công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm

Trường hợp tự công bố:

- Phương tiện thông tin đại chúng; Trang thông tin điện tử của mình; Niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân

- Công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm hoặc trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định

Trường hợp thực phẩm công bố đăng ký

- Bộ Y tế đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định;

- Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi

2.3 Cách thức thực hiện công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm

- Trực tiếp: Nộp trực tiếp hồ sơ lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở mục 2.2

- Trực tuyến: Nộp hồ sơ tại các địa chỉ được nói ở Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm hoặc trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định

- Dịch vụ bưu chính: Qua bưu điện

2.4 Phí, lệ phí công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm

Hiện nay, mức phí, lệ phí được quy định khi công bố sản phẩm bao gồm:

STT

Chi tiết đối với từng giấy tờ cụ thể trong hồ sơ

Phí, lệ phí phải nộp

I

Phí thẩm định cấp phép lưu hành, nhập khẩu, xác nhận, công bố trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

 

1

Thẩm định hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi

1.500.000 đồng/lần/sản phẩm

2

Thẩm định hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh sách mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định

500.000 đồng/lần/sản phẩm

3

Xác nhận lô hàng thực phẩm nhập khẩu (Chưa bao gồm chi phí kiểm nghiệm):

 

- Đối với kiểm tra thông thường

300.000 đồng/lô hàng

- Đối với kiểm tra chặt

1.000.000 đồng/lô hàng + (số mặt hàng x 100.000 đồng, từ mặt hàng thứ 2). Tối đa 10.000.000 đồng/lô hàng

4

Thẩm định hồ sơ đăng ký lưu hành bộ xét nghiệm nhanh thực phẩm

3.000.000 đồng/lần/bộ xét nghiệm

II

Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu (Giấy chứng nhận lưu hành tự do, giấy chứng nhận xuất khẩu, giấy chứng nhận y tế)

1.000.000 đồng/lần/giấy chứng nhận

 

3. Một số câu hỏi thường gặp về công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm

3.1 Quy định về công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm ở đâu?

Căn cứ pháp lý của việc công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm được quy định tại:

- Luật an toàn vệ sinh thực phẩm năm 2015

- Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành luật an toàn vệ sinh thực phẩm

- Thông tư số 279/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm

3.2 Công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm mất thời gian bao lâu?

- Trong khoảng thời gian từ 10 – 15 ngày với trường hợp tự công bố sản phẩm thực phẩ,

- Trong khoảng thời gian từ 30 – 60 ngày trong trường hợp đăng ký công bố sản phẩm thực phẩm

3.3 Dịch vụ công bố chất lượng thực phẩm của Luật ACC gồm những gì?

Hiện nay, Luật ACC cung cấp dịch vụ liên quan đến công bố chất lượng sản phẩm cũng như các vấn đề khác trong an toàn vệ sinh thực phẩm:

- Soạn thảo và chuẩn bị hồ sơ pháp lý dựa trên các thông tin mà Khách hàng cung cấp

- Nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và xử lý hồ sơ nếu có phát sinh thêm

- Nhận kết quả và giao nộp Giấy chứng nhận, Hồ sơ gốc cho Khách hàng khi hoàn thành xong thủ tục

- Tư vấn các vấn đề phát sinh khác nếu Quý Khách có nhu cầu trong mọi lĩnh vực, từ thành lập doanh nghiệp đến xin các giấy phép ngành nghề có liên quan khác

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (352 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo