Công bằng xã hội là gì? Bảo đảm về công bằng xã hội tại Việt Nam

Công bằng xã hội là một động lực phát triển kinh tế - xã hội, bởi nó là yếu tố có tác động trực tiếp đến lợi ích của chủ thể hoạt động và do vậy, nó kích thích tính năng động, sáng tạo của mọi thành viên xã hội, huy động các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực trong và ngoài nước vào việc phát triển kinh tế. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ về thuật ngữ công bằng xã hội. ACC mời bạn theo dõi bài viết Công bằng xã hội là gì? Bảo đảm về công bằng xã hội tại Việt Nam.

Công Bằng Là Gì

Công bằng xã hội là gì? Bảo đảm về công bằng xã hội tại Việt Nam

1. Công bằng xã hội là gì?

Công bằng xã hội là một lý thuyết chính trị và triết học khẳng định rằng có những khía cạnh của khái niệm công lý ngoài những khía cạnh được thể hiện trong các nguyên tắc của luật dân sự hoặc hình sự, cung và cầu kinh tế, hoặc các khuôn khổ đạo đức truyền thống. Công bằng xã hội có xu hướng tập trung nhiều hơn vào quan hệ chỉ giữa các nhóm trong xã hội chứ không phải công bằng về hành vi của cá nhân hoặc công bằng đối với cá nhân.

Về mặt lý thuyết và lịch sử, ý tưởng về công bằng xã hội là tất cả mọi người đều phải có quyền tiếp cận bình đẳng với của cải, sức khỏe, hạnh phúc, công bằng, đặc quyền và cơ hội, bất kể họ thuộc hoàn cảnh pháp lý, chính trị, kinh tế hoặc các hoàn cảnh khác. Trong thực tiễn hiện đại, công bằng xã hội xoay quanh việc ưu ái hoặc trừng phạt các nhóm dân cư khác nhau, bất kể lựa chọn hoặc hành động của cá nhân nhất định nào, dựa trên các đánh giá giá trị liên quan đến các sự kiện lịch sử, điều kiện hiện tại và quan hệ nhóm. Về mặt kinh tế, điều này thường có nghĩa là phân phối lại của cải, thu nhập và cơ hội kinh tế từ các nhóm mà những người ủng hộ công bằng xã hội coi là kẻ áp bức cho những người mà họ cho là bị áp bức.

Công bằng xã hội thường gắn liền với chính trị đồng nhất, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản cách mạng.

Công bằng xã hội có trong tiếng Anh có nghĩa là: “Social justice

Xem thêm bài viết Áp dụng lẽ công bằng trong bộ luật dân sự 2015

2. Đảm bảo công bằng xã hội

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng xã hội, mà cốt lõi là quan điểm công bằng về cơ hội phát triển, tiếp tục định hướng cho đường lối phát triển của Việt Nam, hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Quan điểm của Đảng về động lực và mục tiêu phát triển đất nước luôn dựa trên cơ sở kế thừa và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng xã hội. Cùng với sự tổng kết quá trình phát triển đất nước qua hơn 35 năm đổi mới cả về lý luận và thực tiễn, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng ta khái quát: “Gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; phát huy nhân tố con người, lấy nhân dân làm trung tâm; phát huy vai trò của văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực của sự phát triển”.

Nhằm thực hiện công bằng về cơ hội phát triển, Đảng ta luôn nhấn mạnh về mục tiêu “kép” của công bằng xã hội, cả về phương diện hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, đều tập trung cho mục tiêu phát triển con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn, vấn đề con người là hết sức quan trọng. Nhà máy cũng rất cần có thêm, có sớm, nhưng cần hơn là con người,... phải làm cho quần chúng hiểu chủ nghĩa xã hội đúng hơn, phải quan tâm đến đời sống quần chúng và giáo dục quần chúng.

Để đạt được “mục tiêu kép” của công bằng về cơ hội phát triển, Đại hội XIII của Đảng không chỉ nhấn mạnh tới vai trò của Nhà nước, mà còn coi trọng: “Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp tham gia hình thành và điều tiết các quan hệ kinh tế thị trường. Xử lý tốt những bất cập của cơ chế thị trường, bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái”.

Những nội dung về thực hiện công bằng xã hội được Đại hội XIII của Đảng đề cập cũng chính là quan điểm mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ từ rất sớm: “Nước ta là một nước thống nhất gồm nhiều dân tộc. Các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ”. Đây cũng chính là cơ sở để chúng ta phấn đấu sớm hoàn thành các mục tiêu theo Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Liên hợp quốc, được Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: “Phát triển vì con người, tạo điều kiện cho mọi người, nhất là trẻ em, nhóm yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số, người di cư hòa nhập, tiếp cận bình đẳng nguồn lực, cơ hội phát triển và hưởng thụ công bằng các dịch vụ xã hội cơ bản. Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện các chính sách dân tộc bình đẳng, đoàn kết, cùng phát triển”.

Để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong các chính sách xã hội, bảo đảm công bằng về cơ hội phát triển, cần: “Tăng cường quản lý phát triển xã hội, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, tính bền vững trong các chính sách xã hội, nhất là phúc lợi xã hội, an ninh xã hội, an ninh con người. Triển khai đồng bộ, toàn diện các mục tiêu kinh tế, tiến bộ, công bằng xã hội và môi trường, trên cơ sở đó, đổi mới phân bổ nguồn lực hợp lý để nâng cao hiệu quả phát triển xã hội. Xây dựng và thực hiện đồng bộ thể chế, chính sách phát triển xã hội, quản lý phát triển xã hội bền vững, hài hòa”(25).

Đồng thời, phải dự báo đúng xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội ở nước ta trong những năm tới, để từ đó xây dựng các chính sách xã hội và quản lý phát triển xã hội phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước; đồng thời, xử lý hài hòa các quan hệ xã hội, kiểm soát sự phân tầng xã hội và xử lý kịp thời, hiệu quả các rủi ro, mâu thuẫn, xung đột xã hội, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân.

Đặc biệt, trên cơ sở gắn với mục tiêu phát triển toàn diện con người và lấy nhân dân làm trung tâm, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng tiếp tục nhấn mạnh: “Gắn chính sách phát triển kinh tế với chính sách xã hội, quan tâm lĩnh vực công tác xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Đổi mới cơ chế, huy động phân bổ và đa dạng hóa các nguồn lực thực hiện chính sách xã hội phù hợp với nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp dân cư, nhóm xã hội, bảo đảm bình đẳng về cơ hội phát triển, nhất là với lao động khu vực phi chính thức”.

3. Câu hỏi thường gặp

Ví dụ về công bằng xã hội
Phong trào dân quyền bắt đầu từ những năm 1950 và do Martin Luther King Jr lãnh đạo là một trong những ví dụ lịch sử nổi tiếng nhất về công bằng xã hội ở Hoa Kỳ. Martin Luther King Jr. và những người theo ông ủng hộ bình đẳng chủng tộc và thúc đẩy lợi ích của Người Mỹ gốc Phi. Những nỗ lực đã dẫn đến những thay đổi căn bản đối với nền kinh tế và xã hội Hoa Kỳ trong những thập kỷ tiếp theo, bao gồm cả việc ra đời Đạo luật Quyền Công dân, cấm các doanh nghiệp phân biệt đối xử với các nhóm được bảo vệ hợp pháp.
Công bằng xã hội tiếng anh là gì?
Công bằng xã hội có trong tiếng Anh có nghĩa là: “Social justice”
Trên đây là bài viết Công bằng xã hội là gì? Bảo đảm về công bằng xã hội tại Việt Nam. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bài viết hoặc các vấn đề pháp lý khác như dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp...hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiểu quả đến từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1034 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo