Công an uống rượu bia lái xe gây tai nạn thì bị xử lý thế nào?

Rượu, bia là sản phẩm có chứa thành phần chất ức chế, làm đình trệ và gây rối loạn hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp sau khi uống rượu, bia rồi tham gia giao thông dẫn đến gây tai nạn cho người tham gia giao thông khác. Lái xe sau khi đã uống rượu bia là một trong những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Vậy Công an uống rượu bia lái xe gây tai nạn thì bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Muc Phat Uong Ruou Khi Lai Xe May Gay Tai Nan

1. Căn cứ pháp lý

  • Luật phòng chống tác hại của rượu bia 2019
  • Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
  • Nghị định 100/2019/NĐ-CP
  • Nghị định 117/2020/NĐ-CP.

2. Tác hại của rượu bia đối với người lái xe

Rượu và bia đều là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ một hoặc hỗn hợp của các loại nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên. Lạm dụng uống nhiều rượu, bia  gây ảnh hưởng, có hại đối với sức khỏe con người, gia đình, cộng đồng, an toàn giao thông, trật tự, an toàn xã hội, kinh tế và các vấn đề xã hội khác.

Tác hại của rượu bia không chỉ làm thay đổi cuộc sống về mặt sức khỏe. Mà còn có thể khiến bản thân người sử dụng trở thành tội đồ, không chỉ gây hại cho tương lai, rượu bia còn khiến những người xung quanh gặp nguy hiểm. Thậm chí còn liên quan đến pháp luật. Theo thống kê hàng năm, số vụ tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia trên cả nước luôn đạt ở mức cao nhất so với các vụ tai nạn giao thông vì những nguyên nhân khác.

Người lái xe khi uống rượu bia, dù ít hay nhiều thì cũng đã có sự ảnh hưởng đến hệ thần kinh của não bộ cụ thể:

  • Rượu bia sẽ làm mất đi khả năng phản ứng, xử lý đối với các tình huống xảy ra trên đường của người lái xe vì chỉ cần nồng độ cồn trong máu 0,02 (Mức thấp nhất) cũng đủ khiến cho phản xạ của não bộ kém hơn bình thường.
  • Rượu, bia có thể làm giảm khả năng kiểm soát chuyển động và tầm nhìn của mắt. Người lái xe say rượu bia có xu hướng tập trung vào một điểm duy nhất trong thời gian dài, do đó ít nhận thức được các di chuyển xung quanh. Rượu bia cũng ảnh hưởng đến khả năng phán đoán chiều sâu và khoảng cách trên đường.
  • Uống rượu bia khiến cho não bộ mất kiểm soát và phán đoán các trường hợp nhất định. Khi say rượu  thì người lái xe khó có thể phán đoán tình huống một cách chính xác, trong khi đó những tình huống này được có thể được giải quyết rất tốt lúc bạn tỉnh táo.
  • Khi có rượu bia trong người, khả năng tập trung của lái xe sẽ bị hạn chế lại và hầu như họ chỉ có thể tập trung vào vài hoạt động trong lúc lái xe mà thôi, việc phối hợp giữa các hoạt động như quan sát gương, điều khiển xe an toàn, phanh xe khi có tình huống khẩn cấp, giảm tốc độ tại khúc cua hay khu vực đông dân cư  là rất khó khăn.

3. Công an uống rượu bia có bị phạt không?

Theo Điều 5 Luật phòng chống tác hại của rượu bia 2019 các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia cụ thể như sau:

  • Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.
  • Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.
  • Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.
  • Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia.
  • Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.
  • Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
  • Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên.
  • Cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe.
  • Khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên; sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức.
  • Sử dụng nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến không được phép dùng trong thực phẩm; nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không bảo đảm chất lượng và không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất, pha chế rượu, bia.
  • Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đăng ký; bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động.
  • Kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển rượu, bia giả, nhập lậu, không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhập lậu rượu, bia.
  • Các hành vi bị nghiêm cấm khác liên quan đến rượu, bia do luật định.

Theo quy định trên, công an uống rượu bia sẽ bị phạt trong 3 trường hợp

  • Uống rượu, bia ngay trước giờ học tập,làm việc;
  • Uống rượu, bia trong giờ học tập, làm việc;
  • Uống rượu, bia trong lúc nghỉ giữa giờ học tập,  làm việc.

Ngoài ra, Công an uống rượu bia nếu vi phạm các quy định về uống rượu, bia và địa điểm không uống rượu, bia bị xử phạt theo Điều 30 Nghị định 117/2020/NĐ-CP như sau:

  • Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi uống rượu, bia tại địa điểm không uống rượu, bia theo quy định của pháp luật; xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu bia.
  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập; ép buộc người khác uống rượu bia.
  • Như vậy, căn cứ theo các quy định trên, công an uống rượu vi phạm quy định về phòng chống tác hại của rượu bia có thể bị phạt tiền cao nhất đến 3.000.000 đồng

4. Công an uống rượu bia lái xe gây tai nạn bị xử phạt thế nào?

Căn cứ theo Điều 5 và Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, các trường hợp uống rượu bia khi lái xe hoặc lái xe gây tai nạn bị phạt tiền cụ thể như sau:

  • Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, các loại xe tương tự xe ô tô  trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;
  • Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, các loại xe tương tự xe ô tô điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở; gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, các loại xe tương tự xe ô tô điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
  • Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
  • Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.

Như vậy, ngoài các mức phạt tiền nêu trên, công an nếu uống rượu bia lái xe gây tai nạn làm thiệt hại đến đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của người khác phải bồi thường theo quy định của Bộ luật dân sự hiện hành và các luật khác có liên quan.

Bên cạnh đó, trường hợp uống rượu bia gây tai nạn chết người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp sau đây:

Theo quy định tại BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017

"Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;

c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Làm chết 02 người;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%:

g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm".

Trên đây là toàn bộ nội dung giải đáp của Luật ACC về Công an uống rượu bia lái xe gây tai nạn thì bị xử lý thế nào? Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc còn có thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website hoặc Hotline để được hỗ trợ giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo