Hiểu thế nào về công an mặc thường phục?

Thế nào là công an mặc thường phục, công an khi mặc thường phục có được phép kiểm tra bắt giữ người hay không? Để giải đáp các thắc mắc vừa nêu ACC mời bạn cùng tìm hiểu thông qua bài viết  Hiểu thế nào về công an mặc thường phục?

1. Công an là gì? Đồng phục Công an

1.1 Công an là gì?

Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Lực lượng công an nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an và được tổ chức tập trung, thống nhất, chuyên sâu, tinh gọn và theo cấp hành chính từ trung ương đến cơ sở.

Công an nhân dân có chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm; chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

1.2 Các loại đồng phục công an

- Đồng phục khối an ninh: màu gam chủ đạo là màu xanh cỏ ủa

+ Xuân – hạ: Áo sơ mi tay ngắn, nẹp bong, có bật vai đeo cấp hiệu. Quần dài màu rêu sẫm, tất màu xanh non, giày da thấp cổ. Mũ kepi màu rêu sẫm gần giống với màu quần. Với cấp tướng mũ bọc thêm dạ đen và có hai cành tùng màu vàng.

+ Thu - đông: Áo sơ mi trắng, áo vest ngoài màu rêu sẫm 4 túi. Thắt lưng màu nâu nhưng mặt khoá lại là màu vàng. Áo gillet được cấp thêm cho sĩ quan cấp tá, còn áo panto được trang bị cho cấp đại tá trở lên. Giày, mũ, tất giống với trang phục xuân – hạ.

- Đồng phục cảnh sát:

+ Xuân – hạ: Áo sơ mi cộc tay màu mạ non, nẹp bong và quần âu, mũ kêpi, tất cùng màu, giày thấp cổ da màu đen. Mũ có lưỡi trai màu nâu nhạt, thêm viền dạ đỏ ở vành mũ. Riêng mũ kêpi cấp tướng phần lưỡi trai sẽ bọc dạ đen và gắn hai cành tùng.

+ Thu – đông: Áo sơ mi dài tay màu trắng cùng áo vest 4 túi và cà vạt màu mạ non. Thắt lưng có màu nâu đậm, mặt khóa thắt lưng màu vàng. Giày, tất và mũ giống với trang phục xuân – hạ.

Cảnh sát giao thông: Đồng phục có màu vàng và được dán logo chữ CSGT

Cảnh sát cơ động: Trang phục màu xanh rêu đậm. Mũ bảo hiểm cùng màu có logo dòng chữ CSCĐ

Cảnh sát phòng cháy chữa cháy:

+ Áo: Thân và 2 tay có dải phản quang, Lưng có thêu dòng chữ “CẢNH SÁT PCCC VÀ CNCH”,

+ Quần: Đai quần làm bằng chun chịu nhiệt, có hai dải phản quang.

+ Mũ: Mũ chữa cháy được thiết kế để bảo vệ phần đầu, cổ. Mũ màu đỏ cho lính chữa cháy, mũ có màu vàng được trang bị cho chỉ huy. Mũ có kính che mặt, có tấm trùm bảo vệ sau gáy làm bằng vật liệu chống cháy.

+ Găng tay: Găng tay chữa cháy được thiết kế chuyên dụng chống lại các tác động xấu từ môi trường. Găng tay chữa cháy gồm 4 lớp có khả năng chịu mài mòn, kháng cắt, chống đâm xuyên, chống thấm.

+ Giày: Giày chữa cháy là loại giày cao cổ bằng da dày có tác dụng chống nước, cách nhiệt, chống trơn trượt, chống ăn mòn...

2. Hiểu thế nào về công an mặc thường phục?

Hiểu Thế Nào Về Công An Mặc Thường Phục

Hiểu thế nào về công an mặc thường phục?

Công an mặc thường phục tức là việc công an mặc những trang phụ mặc hằng ngày, ai cũng có thể mặc không đặc trưng đại diện cho một ngành nghề nào trong khi làm việc.

3. Công an mặc thường phục có được kiểm tra, bắt giữ người?

Quy định của pháp luật về việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang theo Thông tư 01/2016/TT-BCA;

Điều 9. Tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang

1. Các trường hợp tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang

a) Hóa trang sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông;

b) Đấu tranh phòng, chống tội phạm; khi tình hình an ninh, trật tự hoặc trật tự, an toàn giao thông phức tạp.

2. Thẩm quyền quyết định tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang

a) Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên quyết định việc tuần tra, kim soát công khai kết hợp với hóa trang quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng Công an cấp huyện quyết định việc tuần tra, kim soát công khai kết hợp với hóa trang đối với trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.

3. Điều kiện tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang

a) Phải có kế hoạch tuần tra, kiểm soát được người có thm quyền quy định tại Khoản 2 Điều này phê duyệt. Nội dung kế hoạch phải nêu rõ phương pháp thực hiện, lực lượng, phương thức liên lạc, thời gian, địa bàn tuần tra, kiểm soát; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để tuần tra, kiểm soát;

b) Tổ tuần tra, kiểm soát phải bố trí một bộ phận cán bộ trong Tổ để hóa trang (mặc thường phục) thực hiện nhiệm vụ giám sát tình hình trật tự giao thông, phát hiện, đu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật. Khi phát hiện vi phạm phải thông báo ngay cho bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai để tiến hành kim soát, xử lý theo quy định của pháp luật;

Bộ phận hóa trang và bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai trong một Tổ tuần tra, kiểm soát phải giữ một khoảng cách thích hợp bảo đảm việc xử lý vi phạm kịp thời, đúng pháp luật;

c) Nghiêm cấm lạm dụng việc tuần tra, kim soát công khai kết hợp với hóa trang để sách nhiễu, gây phiền hà, làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Từ quy định trên có thể thấy công an, CSGT được quyền mặc thường phục khi thực hiện các chuyên đề, phối hợp theo kế hoạch được cấp có chức năng phê duyệt. Khi thực hiện nhiệm vụ, công an, cảnh sát mặc thường phục phải phối hợp với lực lượng công khai và việc lập biên bản, xử lý phải do lực lượng công khai thực hiện. Khi công an, cảnh sát mặc thường phục dừng xe, thì đã thông báo với người vi phạm biết là tổ liên ngành, xuất trình thẻ cảnh sát để người vi phạm biết, đồng thời đưa về trụ sở công an phường địa bàn để tiến hành lập biên bản xử lý theo quy định, không xử phạt tại chỗ.

4. Câu hỏi thường gặp

Đồng phục Cảnh sát Giao thông?
Đồng phục của CSGT tương tự như đồng phục chung của khối nhưng áo vest, quần âu và nón kepi có màu vàng như lúa chín.
Công an mặc thường phục khi nào?
Công an mặc thường phục khi thực hiện các chuyên đề, phối hợp theo kế hoạch được cấp có chức năng phê duyệt. Khi thực hiện nhiệm vụ, công an, cảnh sát mặc thường phục phải phối hợp với lực lượng công khai và việc lập biên bản, xử lý phải do lực lượng công khai thực hiện.
Trên đây là bài viết Hiểu thế nào về công an mặc thường phục? Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Liên hệ với ACC nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng các dịch vụ pháp lý như dịch vụ kế toán, thành lập doanh nghiệp, tư vấn nhà đất ... để được đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp, nhiều năm kinh nghiêm của chúng tôi tư vấn và hỗ trợ.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo