Hiện nay, việc người thừa kế tranh chấp di sản của người đã chết đang là một vấn đề khá phổ biến và cần sự giải quyết của Tòa án. Trong đó, trường hợp con rơi có được chia thừa kế không cũng là một vấn đề mà một số người quan tâm đến. Vậy, khi con rơi có được chia tài sản không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Con rơi có được chia tài sản không?
1. Thừa kế là gì?
Theo quy định tại Bộ luật Dân sự, thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại được gọi là di sản. Thừa kế được chia thành thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc. Trong đó:
- Thừa kế theo di chúc là việc chuyển dịch tài sản thừa kế của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi còn sống. Thừa kế theo di chúc được quy định tại chương XXII của Bộ luật dân sự năm 2015.
- Thừa kế theo pháp luật là việc dịch chuyển tài sản thừa kế của người đã chết cho người sống theo quy định của pháp luật nếu người chết không để lại di chúc hoặc để lại di chúc nhưng di chúc không hợp pháp. Thừa kế theo pháp luật được quy định tại chương XXIII của Bộ luật dân sự năm 2015.
2. Con rơi có được chia tài sản thừa kế không?
Hiện nay, vấn đề này được Bộ luật dân sự 2015 quy định khá rõ ràng. Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự về Người thừa kế theo pháp luật thì những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Như vậy, từ quy định trên thì nếu là con riêng của người để lại di sản thì hoàn toàn có quyền thừa kế di sản của người đó để lại. Những người cùng hàng thừa kế thứ nhất sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau trừ trường hợp không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
3. Những người có quyền yêu cầu phân chia tài sản ngoài con là ai?
Trường hợp người chết có để lại tài sản riêng thì ai có quyền chia tài sản. Lúc này tài sản sẽ được xác định là di sản thừa kế mà người chết để lại và cũng được chia theo pháp luật cho các đồng thừa kế. Trong trường hợp người mất mà không để lại di chúc thì những người có quyền yêu cầu phân chia tài sản ngoài con bao gồm:
Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thừa kế theo pháp luật như sau:
- Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
+ Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
+ Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
- Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
4. Một số câu hỏi thường gặp
Cha mẹ nuôi có được hưởng di sản thừa kế từ người đã mất hay không?
Theo Điểm a Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định cha nuôi, mẹ nuôi là người thừa kế theo pháp luật. Như vậy, cha mẹ nuôi có quyền hưởng di sản thừa kế mà người mất để lại.
Thời điểm mở thừa kế là khi nào?
Theo Điều 611 Bộ luật dân sự quy định thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.
Thừa kế theo pháp luật là như thế nào?
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định (Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015).
Trên đây là thông tin về vấn đề con rơi có được chia thừa kế không, nếu các bạn có những thắc mắc liên quan đến thừa kế, hãy liên hệ với ACC để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.
Nội dung bài viết:
Bình luận