Khi thực hiện giao dịch dân sự các bên thường áp dụng các biện pháp bảo đảm để bảo đảm thực hiện giao dịch, ví dụ như cọc tiền, cầm cố thế chấp,..
Vậy cọc tiền là gì? Đặc điểm của cọc tiền là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Công ty Luật ACC để được giải đáp một cách cụ thể và chi tiết.
Cọc tiền là gì? (Cập nhật 2023)
1. Cọc tiền là gì?
Để trả lời cho câu hỏi cọc tiền là gì? chúng ta hãy nghiên cứu đặt cọc là gì?
- Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc các vật có giá trị khác (gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn đế bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng
- Như vậy cọc tiền là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền trong một thời hạn đế bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng
- Trong trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tiền cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền.
- Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tiền cọc thuộc về bên nhận đặt cọc,
- Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tiền cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tiền cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Đặc điểm của cọc tiền là gì?
- Về mặt chủ thể: gồm bên đặt tiền cọc và bên nhận tiền đặt cọc. Hai bên phải có năng lực pháp luật dân sự , năng lực hành vi dân sự và tham gia giao dịch đặt cọc một cách tự nguyện.
- Về đối tượng của biện pháp cọc tiền: là một khoản tiền thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm theo quy định của pháp luật.
- Hình thức cọc tiền: Việc cọc tiền có thể được lập thành văn bản hoặc thải thuận bằng miệng tùy vào sự thỏa thuận của các bên tham gia giao dịch. Riêng với trường hợp một tài sản đảm bảo thực hiện nhiều nghĩa vụ thì mới phải lập thành văn bản ở mỗi lần bảo đảm.
- Pháp luật cũng không quy định thỏa thuận đặt cọc có phải bắt buộc được công chứng, chứng thực hay không, tùy vào sự thỏa thuận của các bên.
3. Mục đích của việc cọc tiền là gì?
Mục đích chủ yếu của việc cọc tiền mang mục đích bảo đảm việc giao kết và thực hiện hợp đồng.
- Trường hợp các bên đã thỏa thuận rõ mục đích cọc tiền thì theo sự thỏa thuận đó.
- Trường hợp thỏa thuận đặt cọc được phát sinh trước khi các bên giao kết hợp đồng chính mà các bên không thỏa thuận về mục đích của đặt cọc thì biện pháp đặt cọc đó sẽ đảm bảo cả việc giao kết và thực hiện hợp đồng.
- Trường hợp thỏa thuận đặt cọc được phát sinh sau khi hợp đồng đã được giao kết thì mục đích của đặt cọc là nhằm thực hiện hợp đồng.
4. Mức phạt khi vi phạm hợp đồng cọc tiền là gì?
- Pháp luât cho phép các bên được thỏa thuận về mức phạt khi từ chối giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận thì mức phạt cọc cũng được quy định rõ tại khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015
- Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
5. Căn cứ pháp lý
- Bộ luật dân sự 2015 số 91/2015/QH13 ban hành ngày 24 tháng 11 năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về cọc tiền là gì cũng như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến cọc tiền là gì. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và cần tư vấn về cọc tiền là gì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
- Hotline: 19003330
- Zalo: 084 696 7979
- Gmail: [email protected]
- Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận