Pháp lý là một trong những thuật ngữ thường gặp trong đời sống pháp luật nói chung và đời sống xã hội nói riêng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về thuật ngữ này và các thuật ngữ liên quan, chính vì vậy còn gây nhầm lẫn với những khái niệm khác.Bài viết sau đây sẽ giới thiệu đến các bạn về Cơ sở pháp lý của dự án là gì? Cập nhật chi tiết 2023 . Mời các bạn đọc bài viêt sau đây để biết thêm thông tin nhé.
[caption id="attachment_720484" align="aligncenter" width="820"] Cơ sở pháp lý của dự án là gì? Cập nhật chi tiết 2023[/caption]
1. Pháp lý là gì?
Từ trước đến nay, không chỉ người dân mà ngay cả những cá nhân, tổ chức đang làm công tác pháp luật đều có cách hiểu và sử dụng một cách thiếu chính xác và thống nhất thuật ngữ “pháp lý”, thậm chí có người còn đồng nhất khái niệm này với khái niệm “pháp luật”. Pháp lý hay các lý lẽ của pháp luật chính là cơ sở của lý luận, là sự vận dụng, áp dụng có khoa học về pháp luật, về phương pháp nghiên cứu một cách có hệ thống.
2. Đặc điểm của pháp lý
3.Cơ sở pháp lý của dự án là gì? Cập nhật chi tiết 2023
Trước tiên, cần phải hiểu được cơ sở pháp lý là gì. Cơ sở pháp lý là nền tảng để xây dựng nên những quy định trong tổ chức, trong các mối quan hệ, trong bất kỳ hoạt động nào với mục đích tạo ra sự thống nhất quy tắc chung. Theo đó, mọi người cần phải thực hiện theo. Nếu không thực hiện thì có thể bị xử lý theo pháp luật bằng nhiều hình thức cụ thể khác nhau.
Cơ sở pháp lý của dự án là những quyết định, văn bản pháp luật ban hành về đầu tư, xây dựng các dự án. Được quy định cụ thể trong các văn bản quy định pháp luật hiện hành. Mọi dự án từ quá trình chuẩn bị đến khi hoàn thành đều phải dựa trên cơ sở pháp lý minh bạch, rõ ràng, phù hợp. Và cũng dựa vào đó, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ thực hiện xử phạt đối với dự án có sai phạm. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi người trước pháp luật.
Hiện nay, có thể nhận thấy rằng các quy định về pháp lý dự án nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Để thực hiện cho đúng đòi hỏi phải tìm hiểu thông tin khá nhiều. Đối với các dự án đầu tư thì 5 lĩnh vực liên quan chủ yếu đó là pháp luật về đất đai, pháp luật về xây dựng, pháp luật về quy hoạch, pháp luật về đầu tư và pháp luật về môi trường. Ngoài ra còn có nhiều quy định cụ thể khác nữa của cơ quan chức năng ở từng địa phương.
Mặt khác, quy định pháp luật ở mỗi giai đoạn, mỗi thời điểm khác nhau sẽ có hướng điều chỉnh sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn. Chủ đầu tư cũng phải cập nhật kịp thời để thực hiện cho đúng. Chính vì lẽ đó mà chủ đầu tư gặp không ít khó khăn khi tìm hiểu và thực hiện.
Trên thực tế, ở một số địa phương vẫn còn hạn chế trong quá trình xử lý các thủ tục cho dự án đầu tư một cách nhanh chóng. Nhược điểm nằm ở chỗ sự phối hợp, chia sẻ thông tin, thẩm quyền giữa các cơ quan quản lý chưa có tính thống nhất. Điều này dẫn đến việc kéo dài thời gian thực hiện thủ tục, “đẻ” ra thêm nhiều thủ tục “con”, làm phức tạp hóa quy trình pháp lý dự án, hồ sơ, giấy tờ bị trùng lặp không cần thiết.
Nhìn chung, hệ thống pháp luật ở nước ta chỉ mang tính hoàn thiện tương đối. Ở một số nơi đã thực hiện việc cải cách thủ tục hành chính hiệu quả, giúp đơn giản hóa một số thủ tục, tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức thực hiện đúng theo quy định.
Nội dung bài viết:
Bình luận