Cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý là gì? [cập nhật 2024]

Khi có vi phạm pháp luật xảy ra, nhà nước thông qua các cơ quan, nhà chức trách có thẩm quyền tiến hành các hoạt động nhằm buộc chủ thể vi phạm phải gánh chịu những hậu quả pháp lí nhất định, hoạt động đó được gọi là truy cứu trách nhiệm pháp lí. Bài viết dưới đây ACC cung cấp cho bạn một số thông tin về truy cứu trách nhiệm pháp lý mời bạn tham khảo!

8vv-6-scaled

Cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý là gì? (cập nhật 2023)

1. Trách nhiệm pháp lý là gì?

Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi mà chủ thể pháp luật phải gánh chịu do pháp luật quy định vì hành vi vi phạm pháp luật của mình (hoặc của người mà mình bảo lãnh hoặc giám hộ). Khác với các loại hình trách nhiệm khác, trách nhiệm pháp lí luôn gắn liền với sự cưỡng chế nhà nước, với việc áp dụng chế tài do pháp luật quy định.

2. Truy cứu trách nhiệm pháp lí

Truy cứu trách nhiệm pháp lí là hoạt động thể hiện quyền lực nhà nước do cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có thấm quyền tiến hành nhằm cá biệt hoá bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật đối với các chủ thể vi phạm pháp luật.

3. Các đặc điểm của truy cứu trách nhiệm pháp lý

Truy cứu trách nhiệm pháp lý là hoạt động thể hiện quyền lực nhà nước.

Truy cứu trách nhiệm pháp lý là việc cá biệt hoá các biện pháp cưỡng chế nhà nước

Truy cứu trách nhiệm pháp lý là hoạt động có trình tự, thủ tục chặt chẽ

Truy cứu trách nhiệm pháp lý là hoạt động đòi hỏi phải sáng tạo.

4. Mục đích Truy cứu trách nhiệm pháp lí

Truy cứu trách nhiệm pháp lí nhằm bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ các quyền, lợi ích họp pháp của các cá nhân, tổ chức trong xã hội, đảm bảo cho các quan hệ xã hội diễn ra trong ổn định, trật tự và phát triển một cách bình thường. Đồng thời, truy cứu trách nhiệm pháp lí nhằm xử lí người vi phạm pháp luật, trừng phạt họ, qua đó nhằm cải tạo, giáo dục họ, ngăn chặn sự tiếp tục vi phạm pháp luật của họ. Bên cạnh đó, truy cứu ưách nhiệm pháp lí còn nhằm răn đe, phòng ngừa chung, làm cho các chủ thể khác nhận thức được tính nghiêm minh của luật pháp mà không dám vi phạm pháp luật. Một số trường hợp, truy cứu trách nhiệm pháp lí còn nhằm khôi phục trạng thái ban đầu của các quan hệ xã hội trước khi bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại. - Truy cứu trách nhiệm pháp lí là việc cá biệt hoá bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật. Khi có vi phạm pháp luật, nhà nước thông qua các chủ thể có thẩm quyền tiến hành hoạt động áp dụng pháp luật nhằm cá biệt hoá bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật thành trách nhiệm pháp lí cụ thể đối với chủ thể đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Nói cách khác, đó chính là việc cơ quan hay nhà chức trách có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể vi phạm pháp luật thực hiện bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật. Như vậy có thể nói, về nội dung, truy cứu trách nhiệm pháp lí là sự áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước, còn về hình thức thì đó là việc tổ chức cho chủ thể vi phạm pháp luật thực hiện bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật.

- Truy cứu trách nhiệm pháp lí là hoạt động có trình tự, thủ tục hết sức chặt chẽ do pháp luật quy định. Như trên đâ đề cập, truy cứu trách nhiệm pháp lí thực chất là áp dụng biện pháp cưỡng chế nhà nước đưa đến những hậu quả bất lợi cho chù thể vi phạm pháp luật. Vì vậy, để đảm bảo tính chính xác, đứng đắn của hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lí, hạn chế đến mức thấp nhất những sai lầm có thể xảy ra, tránh hiện tượng oan sai, bỏ lọt vi phạm đòi hỏi cơ quan, nhà chức trách có thẩm quyền phải tiến hành hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lí một cách hết sức thận trọng, đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật đã quy định

5. Những câu hỏi thường gặp

5.1 Có bao nhiêu loại truy cứu trách nhiệm pháp lý?

  • Trách nhiệm hình sự
  • Trách nhiệm dân sự
  • Trách nhiệm hành chính
  • Trách nhiệm kỷ luật

5.2 Truy cứ trách nhiệm pháp lý căn cứ vào những tiêu chí gì?

Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý sẽ dựa trên hành vi vi phạm, căn cứ vào hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi vi phạm gây ra, căn cứ vào lỗi của chủ thể, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hội cho xã hội do hành vi đó gây ra,…

5.3 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về truy cứu trách nhiệm pháp lý không?

Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về truy cứu trách nhiệm pháp lý uy tín, trọn gói cho khách hàng.

5.4 Chi phí dịch vụ tư vấn về truy cứu trách nhiệm pháp lý của công ty Luật ACC là bao nhiêu?

Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

6. Công ty Luật ACC

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu về về truy cứu trách nhiệm pháp lý cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan trong trong phạm vi này. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu tư vấn và hỗ trợ về về truy cứu trách nhiệm pháp lý thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo