Cơ Quan Xét Xử Là Gì? [Chi Tiết 2022]

Chúng ta đã quá quen thuộc với Tòa án và các hoạt động tư pháp. Vậy còn cơ quan xét xử là gì? Cơ quan xét xử gồm những ai? Cơ quan xét xử phải thực hiện những gì khi có vụ án xảy ra? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để có được câu trả lời cho những câu hỏi trên bạn nhé.

Cqxetxu

Cơ quan xét xử

1. Cơ quan xét xử là gì?

Xét xử là hoạt động xem xét, đánh giá bản chất pháp lí của vụ việc nhằm đưa ra một phán xét về tính chất, mức độ pháp lí của vụ việc, từ đó nhân danh Nhà nước đưa ra một phán quyết tương ứng với bản chất, mức độ trái hay không trái pháp luật của vụ việc (xét xử vụ án hình sự, dân sự, kinh doanh, thương mại, ...).

Là hoạt động đặc trưng, là chức năng, nhiệm vụ của các Tòa án. Các Tòa án là những cơ quan duy nhất của một nước được đảm nhiệm chức năng xét xử. Mọi bản án do các Tòa án tuyên đều phải qua xét xử. Không một ai có thể bị buộc tội mà không qua xét xử của các tòa án và kết quả xét xử phải được công bố bằng bản án. Phân theo nội dung xét xử có: xét xử tội phạm hình sự, xét xử tranh chấp dân sự, xét xử khiếu kiện hành chính, xét xử tranh chấp lao động. Phân theo cấp độ xét xử có: xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm, xét xử giám đốc thẩm, xét xử tái thẩm. Khi xét xử các Tòa án phải tuân theo các nguyên tắc: khi xét xử thẩm phánvà hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; Tòa án nhân dân xét xử công khai, trừ trường hợp do luật định; Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số.

2. Đặc điểm của xét xử tại tòa án

Chức năng, thẩm quyền xét xử thuộc về toà án (xét xử vụ án hình sự, dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính...).. Hoạt động xét xử của Toà án có các đặc điểm sau:

1) Tính đặc thù trong áp dụng pháp luật;

2) Tính độc lập trong hoạt đồng nghề nghiệp;

3) Tính hiệu lực tuyệt đối trong các phán quyết của Toà án.

Theo pháp luật hiện hành, Toà án nhân dân tối cao, các toà án nhân dân địa phương, các toà án quân sự và các toà án khác do luật định là các cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong đó, Toà án nhân dân tối cao có thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng; phức thẩm những bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của toà án cấp dưới trực tiếp bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.

 

Là một giai đoạn tố tụng quan trọng được tiến hành dưới hình thức phiên toà nhằm xem xét, phán xét, nhân danh Nhà nước đưa ra một phán quyết theo trình tự luật định những vụ án thuộc thẩm quyền của toà án. Xét xử phải được tiến hành trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc luật định như toà án xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, xét xử tập thể, xét xử công khai, bảo đảm quyền bình đẳng trước toà án, bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo...

3. Người tham gia tố tụng

Điều 55 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định người tham gia tố tụng bao gồm:

1. Người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

2. Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.

3. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp.

4. Người bị bắt.

5. Người bị tạm giữ.

6. Bị can.

7. Bị cáo.

8. Bị hại.

9. Nguyên đơn dân sự.

10. Bị đơn dân sự.

11. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.

12. Người làm chứng.

13. Người chứng kiến.

14. Người giám định.

15. Người định giá tài sản.

16. Người phiên dịch, người dịch thuật.

17. Người bào chữa.

18. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự.

19. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố.

20. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội, người đại diện khác theo quy định của Bộ luật này.

4. Quy định về xét xử hai cấp

Nguyên tắc này bắt nguồn từ một giá trị tiến bộ trong hệ thống tư pháp châu Âu lục địa mà đại diện là Cộng hòa Pháp, đó là người dân có quyền yêu cầu tòa án xét xử lần thứ hai đối với tranh chấp của mình nếu chưa bị thuyết phục bởi lần xét xử đầu tiên. Tòa án tuân thủ nguyên tắc hai cấp xét xử chính là để bảo đảm thực hiện quyền được xét xử hai lần của người dân.

Hiện nay, nguyên tắc xét xử hai cấp được quy định tại khoản 6 Điều 103 Hiến pháp năm 2013, cụ thể hóa bởi Điều 6 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 và các luật tố tụng. Nội dung chính của nguyên tắc này như sau:

Thứ nhất, khi tòa án đã kết thúc xét xử sơ thẩm đối với vụ án mà một trong hai bên chưa hài lòng với phán quyết sơ thẩm thì có thể yêu cầu tòa án cấp trên xét xử phúc thẩm đối với vụ án. Việc yêu cầu được xét xử phúc thẩm là quyền của các bên đương sự và tòa án có nghĩa vụ đáp ứng; nếu kháng cáo phúc thẩm đã được đưa ra một cách hợp pháp thì tòa án không có quyền từ chối xét xử phúc thẩm. Đó là lý do khoản 1 Điều 6 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 quy định: “Bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cảo, khảng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm Phạm vi của xét xử phúc thẩm căn cứ vào phạm vi yêu cầu xét xử phúc thẩm của các bên. Như vậy, hai cấp xét xử ở đây là cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm. Cần lưu ý là giám đốc thẩm không phải là thủ tục xét xử lại vụ án mà là xem xét lại bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật song có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc áp dụng sai pháp luật. Do đó, nguyên tắc hai cấp xét xử không áp đặt lên tòa án nghĩa vụ xem xét lại bản án theo thủ tục giám đốc thẩm cho dù các bên đương sự có yêu cầu.

Thứ hai, các bản án sơ thẩm sau khi được hội đồng xét xử tuyên án chưa có hiệu lực pháp luật ngay. Các bên luôn có một khoảng thời gian, thường là 15 ngày, để kháng cáo phúc thẩm. Het khoảng thời gian đó mà không có kháng cáo thì các bên được coi là bị thuyết phục bởi bản án sơ thẩm và do đó bản án sơ thẩm có hiệu lực. Nếu trong khoảng thời gian đó các bên thực hiện quyền kháng cáo phúc thẩm thì phần bản án sơ thẩm bị kháng cáo sẽ bị coi là không có hiệu lực và sẽ được xử phúc thẩm. Sau khi tòa án phúc thẩm xét xử thì quyền được xét xử hai làn đã được đáp ứng và bản án phúc thẩm có hiệu lực ngay sau khi tuyên. Quyền kháng cáo của các bên chấm dứt.

Thứ ba, nguyên tắc hai cấp xét xử cũng có nghĩa là tương ứng với quyền 2 lần đi tìm công lí, là nghĩa vụ của tòa án đem lại công lí qua tối đa hai lần xử án. Khi bản án đã có hiệu lực mà bị phát hiện có sai sót thì tòa án phải chịu trách nhiệm với những sai sót đó và bồi thường nếu phát sinh thiệt hại cho các bên.

Về mặt tổ chức, nguyên tắc hai cấp xét xử cũng yêu cầu hệ thống tòa án phải được tổ chức thành các cấp tòa án để phục vụ các cấp xét xử, theo đó thủ tục xét xử phúc thẩm phải được thực hiện bởi cấp tòa án là cấp trên của cấp tòa án đã xét xử sơ thẩm.

Nói cách khác, hệ thống tòa án phải được tổ chức sao cho không xảy ra trường hợp một tòa án đồng thời xét xử sơ thẩm và phúc thẩm đối với cùng vụ việc.

Bài viết trên là những thông tin chi tiết và cụ thể về cơ quan xét xử và những hoạt động liên quan đến cơ quan xét xử. Hãy liên hệ Công ty Luật ACC để được tư vấn và hỗ trợ nếu bạn có những thắc mắc liên quan đến cơ quan xét xử bạn nhé.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo