Cơ quan tiến hành tố tụng là gì?

Cơ quan tiến hành tố tụng là những cơ quan nhà nước được Nhà nước trao cho quyền lực nhà nước thông qua quy định của pháp luật để tiến hành những thủ tục tố tụng nhất định. Cơ quan tiến hành tố tụng là một chủ thể trong quan hệ tố tụng. Ở bài viết này sẽ phân tích, làm rõ về khái niệm cơ quan tiến hành tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật.

Cơ Quan Tiến Hành Tố Tụng

Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự

1. Khái niệm về cơ quan tiến hành tố tụng trong tố tụng hình sự

Bộ luật tố tụng hình sự giải thích khái niệm cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bao gồm cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. 

a.  Trong đó, cơ quan tiến hành tố tụng được quy định tại khoản 01 Điều 34 bao gồm: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. 

b.  Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gồm có: 

  • Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra;
  • Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên;
  • Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên.

c.  Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm:

  • Các cơ quan của Bộ đội biên phòng;
  • Các cơ quan của Hải quan;
  • Các cơ quan của Kiểm lâm;
  • Các cơ quan của lực lượng Cảnh sát biển;
  • Các cơ quan của Kiểm ngư;
  • Các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
  • Các cơ quan khác trong Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

Như vậy cơ quan tiến hành tố tụng trong tố tụng hình sự là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân. Hoạt động tố tụng của các cơ quan này là độc lập, không bị phụ thuộc và không phải xin ý kiến của cá nhân, cơ quan và tổ chức nào khác.

2. Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự

Cơ quan tiến hành tố tụng và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng là những người thi hành quyền lực nhà nước, cầm cân nảy mựa để bảo vệ pháp luật, bảo vệ lẽ phải và quyền con người do đó cần phải có trách nhiệm đối với vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Điều 17 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng phải nghiêm chỉnh thực hiện quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về hành vi, quyết định của mình. Mọi sai phạm trong quá trình tố tụng điều sẽ bị truy cứu trách nhiệm tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

3. Các cơ quan tiến hành tố tụng

3.1. Cơ quan điều tra

Theo Điều 4 Luật tổ chức cơ quan điều tra 2015 quy định hệ thống cơ quan điều tra gồm: 

  • Cơ quan Điều tra của Công an nhân dân.
  • Cơ quan Điều tra trong Quân đội nhân dân.
  • Cơ quan Điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Các cơ quan điều tra hoạt động theo nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. Bảo đảm sự chỉ đạo, chỉ huy tập trung thống nhất có tính hiệu lực và đạt được hiệu quả. Phải có sự phân cấp rành mạch, cấp dưới phải chịu sư chỉ đạo, chỉ dẫn của cấp trên. Cá nhân sai phạm phải chịu trách nhiệm trước cấp tên và trước pháp luật về hành vi của mình. Việc điều tra phải kịp thời, nhanh chóng, chính xác, khách quan, toàn diện và đầy đủ tuyệt đối không được bỏ lọt tội phạm. Chỉ cơ quan và người có thẩm quyền theo luật định mới được tiến hành hoạt động điều tra.

Trong quá trình thực hiện tố tụng cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải thực hiện yêu cầu, quyết định của Viện kiểm sát trong việc khởi tố. Đối với những quyết định không nhất trí thì vẫn phải thực hiện nhưng có quyền kiến nghị với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp.

3.2. Viện kiểm sát

Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức theo nguyên tắc tập trung, thống nhất bao gồm:

  • Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
  • Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
  • Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh).
  • Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện).
  • Viện kiểm sát quân sự các cấp”.

Viện kiểm sát nhân dân có chức năng bảo vệ Hiến pháp và pháp luật kiểm sát việc tuân thủ theo pháp luật trong hoạt động tư pháp. Và chức năng thực hành quyền công tố nhà nước; thay mặt nhà nước thực hiện quyền truy tố người phạm tội trước Tòa án.

3.3. Tòa án nhân dân

Tòa án là một trong những cơ quan do Quốc hội thành lập chịu trách nhiệm trước Quốc hội và phải báo cáo về hoạt động của mình tại các kỳ họp của Quốc hội. Cơ cấu tổ chức gồm: 

  • Tòa án nhân dân tối cao.
  • Tòa án nhân dân cấp cao.
  • Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Tòa án nhân dân cấp tỉnh).
  • Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi là Tòa nhân dân cấp huyện).
  • Tòa án quân sự các cấp.

cơ quan tiến hành tố tụng duy nhất có chức năng xét xử, trong tố tụng hình sự chỉ Tòa án mới có thẩm quyền xét xử hình sự, quyền tuyên bố một người là phạm tội hay không phạm tội. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 Tòa án có chức năng xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm hình sự.

Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng không được tham gia tố tụng nếu có lý do cho rằng họ có thể không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ. 

Trên đây là những thông tin về cơ quan tiến hành tố tụng mà ACC đã tìm hiểu và phân tích dựa trên những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 và những quy định pháp luật khác có liên quan. Nếu có bất kì thắc mắc nào về các vấn đề pháp lý quý bạn đọc có thể liên hệ đến bộ phận chăm sóc khách hàng của Công ty luật ACC để được hỗ trợ. ACC là công ty luật với hệ thống văn phòng luật sư chuyên nghiệp trên toàn quốc, sẵn sàng hỗ trợ mọi nhu cầu của khách hàng về các vấn đề pháp lý. 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo