Cơ quan thi hành án dân sự là gì? (cập nhật 2024)

Ngày nay, vị thế và vai trò của Cơ quan thi hành án dân sự ngày càng được khẳng định và hoạt động hiệu quả. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì mọi người dân cần phải hiểu rõ và nắm vững quy định của pháp luật về cơ quan thi hành án cũng như quyền hạn và nghĩa vụ của cơ quan này. Mời bạn tham khảo bài viết sau đây của Công ty Luật ACC để biết thêm chi tiết.

1. Khái niệm Cơ quan thi hành án dân sự

Cơ quan thi hành án dân sự là Cơ quan nhà nước có chức năng tổ chức việc thi hành án dân sự. Các cơ quan thi hành án gồm có cơ quan thi hành án cấp tỉnh, quận, huyện thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Trong cơ quan thi hành án dân sự có chấp hành viên trưởng, các chấp hành viên và các cán bộ làm công tác thi hành án. Đứng đầu cơ quan thi hành án có thủ trưởng cơ quan thi hành án. Ngoài các cơ quan thi hành án nêu trên thì Ủy ban nhân dân cấp xã cũng tham gia thi hành án dân sự đối với những vụ việc được thi hành án cấp huyện giao.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan thi hành án dân sự

2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện

Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện được quy định tại Điều 16 Luật thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi bổ sung 2014 như sau:
– Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định theo quy định tại Điều 35 của Luật thi hành án dân sự như sau:
+ Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện trực tiếp thi hành bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở;
+ Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện trực tiếp thi hành bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương nơi cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có trụ sở;
+ Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện trực tiếp thi hành quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở;
+ Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện trực tiếp thi hành bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện nơi khác, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác
– Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có thẩm quyền tiến hành giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền theo quy định của Luật thi hành án dân sự khi có khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự của người khiếu nại, tố cáo.
– Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có nhiệm vụ thực hiện quản lý công chức, cơ sở vật chất, kinh phí và phương tiện hoạt động được giao theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh. Việc quản lý công chức, cơ sở vật chất, kinh phí và phương tiện hoạt động được thực hiện theo Luật thi hành án dân sự và các văn bản liên quan.
– Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có nhiệm vụ thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác tổ chức, hoạt động thi hành án theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh. Chế độ thống kê, báo cáo phải được Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện thực hiện chính xác nhằm thống kê và báo cáo chính xác các hoạt động của cơ quan.
– Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có nghĩa vụ  lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự đối với những trường hợp được miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự theo quy định của Luật thi hành án dân sự.
– Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định như sau:
+ Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có nhiệm vụ chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan trong thi hành án dân sự trên địa bàn; giải quyết kịp thời những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong việc phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong thi hành án dân sự.
+ Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có nhiệm vụ có nhiệm vụ chỉ đạo việc tổ chức cưỡng chế thi hành các vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.
– Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện Báo cáo công tác thi hành án dân sự trước Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật; báo cáo Tòa án về kết quả thi hành bản án, quyết định khi có yêu cầu. Việc báo cáo của Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có nhiệm vụ cần được thực hiện chính xác, đầy đủ và khách quan, thể hiện chính xác nhất nội dung thi hành án trên địa bàn.

2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh

Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh được quy định tại Điều 14 Luật thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi bổ sung 2014 như sau:
–  Cơ quan thi hành án cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ Quản lý, chỉ đạo về thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau:
+ Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh tổ chức, chỉ đạo việc thụ lí, giải quyết án thuộc thẩm quyền của cơ quan thi hành án mình và các cơ quan thi hành án cấp huyện của địa phương mình nhằm đảm bào mọi bản án, quyết định có hiệu lực thi hành đều được thi hành kịp thời, đúng pháp luật.
+ Cơ quan thi hành án cấp tỉnh có vai trò đảm bảo cho việc áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật trong hoạt động thi hành án dân sự;
+ Cơ quan thi hành án cấp tỉnh tiến hành việc chỉ đạo hoạt động thi hành án dân sự đối với cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện; hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự cho Chấp hành viên, công chức khác của cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn để các cơ quan này thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình trong quá trình thi hành án dân sự;
+ Cơ quan thi hành án cấp tỉnh tiến hành kiểm tra công tác thi hành án dân sự đối với cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện;
+ Cơ quan thi hành án cấp tỉnh thực hiện việc tổng kết thực tiễn thi hành án dân sự; cơ quan này còn thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác tổ chức, hoạt động thi hành án dân sự theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp.
– Cơ quan thi hành án cấp tỉnh trực tiếp tổ chức thi hành bản án, quyết định:
+ Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cùng địa bàn;
+ Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao;
+ Quyết định của Tòa án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh;
+ Bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài được Tòa án công nhận và cho thi hành tại Việt Nam;
+ Phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại;
+ Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh;
+ Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự nơi khác hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác;
+ Bản án, quyết định thuộc thẩm quyền thi hành án của cơ quan thi hành án cấp huyện mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp về thi hành án. Các bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết của trọng tài thương mại, quyết định của trọng tài thương mại này sẽ thuộc thẩm quyền thi hành của cơ quan thi hành án cấp tỉnh.
– Cơ quan thi hành án cấp tỉnh còn có vai trò lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự đối với các trường hợp được miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự; đồng thời cơ quan thi hành án cấp tỉnh thực hiện phối hợp với cơ quan Công an trong việc lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm chấp hành hình phạt tù và đặc xá cho người có nghĩa vụ thi hành án dân sự đang chấp hành hình phạt tù.
– Cơ quan thi hành án cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền của mình theo quy định của Luật thi hành án dân sự.
– Cơ quan thi hành án cấp tỉnh đồng thời thực hiện việc quản lý công chức, cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự tại địa phương trong phạm vi cấp tỉnh của mình theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp. Trong công tác quản lí tài chính, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh quản lí kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự tại địa phương theo quy định của pháp luật và của Bộ tư pháp thông qua các hoạt án dân sự.
– Cơ quan thi hành án cấp tỉnh thực hiện việc báo cáo công tác thi hành án dân sự trước Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật; báo cáo Tòa án về kết quả thi hành bản án, quyết định khi có yêu cầu. Trong công tác báo cáo, thống kê, cơ quan thi hành án dân sự cấp tinh phải thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác thi hành án dân sự và thực hiện sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điều 173 Luật thi hành án dân sự, Nghị định của Chính phủ và theo hướng dẫn của Bộ tư pháp.
Như vậy, cơ quan thi hành án cấp huyện và cấp tỉnh đều phải thực hiện đầy đủ và chính xác những vai trò và nhiệm vị nêu trên để đảm bảo cho quá trình thi hành án được thực hiện theo đúng pháp luật. Mọi thắc mắc về vấn đề liên quan bạn đọc vui lòng liên hệ đến công ty Luật ACC để được tư vấn chính xác và kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo