Trong những năm gần đây tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở các quốc gia trên thế giới và các khu vực khác nhau có nhiều biến đổi, sẽ có những tranh chấp nổ ra. Giải quyết tranh chấp thông qua cơ quan tài phán quốc tế là một trong nhiều biện pháp hữu hiệu. Cùng ACC tìm hiểu xem Cơ quan tài phán quốc tế là gì nhé.
1. Khái niệm cơ quan tài phán quốc tế
Cơ quan tài phán quốc tế là cơ quan hình thành trên cơ sở sự thỏa thuận của các chủ thể Luật Quốc tế, nhằm thực hiện chức năng giải quyết bằng trình tự, thủ tục tư pháp các tranh chấp phát sinh trong quan hệ hợp tác giữa các chủ thể nhằm củng cố và duy trì trật tự pháp lý quốc tế.
Nhìn chung, các cơ quan tài phán quốc tế tồn tại chủ yếu dưới ba dạng là Tòa án quốc tế, Trọng tài quốc tế, ngoài ra còn tồn tại một số cơ quan tài phán được thành lập trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế.
Cơ quan tài phán quốc tế được thành lập dựa trên sự thỏa thuận của các chủ thể Luật Quốc tế. Hình thức của sự thỏa thuận này chính là điều ước quốc tế được các chủ thể Luật Quốc tế ký kết dựa trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng.
Cơ quan tài phán quốc tế là loại hình tài phán do các chủ thể luật quốc tế thành lập và lựa chọn sử dụng với tính chất công cụ pháp lý khi nhu cầu bảo vệ lợi ích được đặt ra.
Cơ quan tài phán quốc tế không có thẩm quyền đương nhiên trong quá trình giải quyết tranh chấp. Thẩm quyền của cơ quan tài phán quốc tế phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên tranh chấp về việc đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại cơ quan tài phán quốc tế.
Luật áp dụng để giải quyết tranh chấp tại cơ quan tài phán quốc tế là các nguyên tắc và quy phạm của Luật Quốc tế (các điều ước quốc tế mà các bên ký kết hoặc tham gia và tập quán quốc tế).
Phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế là chung thẩm và có giá trị pháp lý được các chủ thể tranh chấp thừa nhận.
2.Vai trò của phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế đối với việc hình thành quy phạm pháp luật quốc tế
3. Ưu, nhược điểm của biện pháp giải quyết tranh chấp bằng cơ quan tài phán
Ưu điểm
Việc các quốc gia đưa tranh chấp ra Cơ quan tài phán giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông có khả năng lớn hơn trong việc đóng góp vào hòa bình giải quyết tranh chấp.
Các vụ kiện nộp ra Cơ quan tài phán đã ngày càng đa dạng và đã giải quyết rất nhiều loại tranh chấp biển, bao gồm các tranh chấp liên quan đến biên giới biển, bắt giữ tàu, đánh bắt cá và lưu kho. Thông qua các phán quyết của mình, Cơ quan tài phán đã đóng góp vào tiến trình phát triển luật pháp quốc tế và đã củng cố được vị trí của mình như một diễn đàn chuyên trách về giải quyết hòa bình tranh chấp nảy sinh.
Nhược điểm
Khi đề cập về các biện pháp duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông, thì vai trò của các cơ quan tài phán quốc tế nên được đánh giá thấp.
Nhưng việc sử dụng các cơ quan tài phán quốc tế để giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông hiện nay có thể đang đối mặt với một vài thách thức nhất định, nảy sinh cả từ các quốc gia và từ trong chính các cơ quan tài phán như: các quốc gia sử dụng các thủ tục tư pháp quốc tế cho mục đích chính trị, nguy cơ các cơ quan tài phán quốc tế đôi khi không nhớ rõ vai trò của mình trong việc thúc đẩy giải quyết tranh chấp…
Khả năng đóng góp của các cơ quan tài phán vào hòa bình và ổn định sẽ phụ thuộc vào lập trường của nhiều bên trong hệ thống giải quyết tranh chấp này
Xem thêm:
Chuyển phát nhanh quốc tế là gì?
Trên đây là nội dung tư vấn của ACC liên quan đến vấn đề Cơ quan tài phán quốc tế là gì?. Nếu có bất kỳ thắc mặc gì liên quan đến nội dung bài viết hoặc cần được hỗ trợ, tư vấn về các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:
Hotline: 19003330
Zalo: 084 696 7979
Email: [email protected]
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận