Nước Việt Nam là đất nước xã hội chủ nghĩa, của nhân dân làm chủ do nhân dân và vì nhân dân. Cơ quan quản lý có ý nghĩa trong việc quản lý, làm chủ đất nước của người dân. Vậy cơ quan quản lý nhà nước là gì?
1. Cơ quan quản lý nhà nước là gì?
Cơ quan quản lý nhà nước là cơ quan nhà nước hoạt động có tính chuyên nghiệp, có chức năng điều hành xã hội trên cơ sở, các cơ quan này được thiết lập nhằm thực thi và kiểm soát việc thực thi quyền lực nhà nước, đảm bảo an ninh, trật tự xã hội.
Tuỳ thuộc vào vị trí của mình, từng cơ quan trong hệ thống cơ quan quản lí nhà nước được pháp luật giao những quyền hạn nhất định để thực hiện chức năng thay mặt nhà nước điều hành xã hội trên phạm vi lãnh thổ, ngành hoặc lĩnh vực theo thẩm quyền do luật định.
Các quyền hạn và nhiệm vụ cơ bản của các cơ quan có chức năng quản lí nhà nước là: ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi thẩm quyền do luật định; tổ chức, hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lí, thanh tra, kiểm tra công tác của cấp dưới; xử phạt hành chính theo thẩm quyền quản lí…
Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp được gọi là cơ quan quyền lực nhà nước. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có quyền ban hành, sửa đổi hiến pháp, luật; quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước và của nhân dân có ý nghĩa toàn quốc về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội, quốc phòng, an ninh, đối nội, đối ngoại; tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước.
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, có quyền ban hành nghị quyết; quyết định các vấn đề liên quan trong địa phương trên cơ sở của pháp luật, quy định của trung ương; giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước ở địa phương; giám sát việc tuân theo pháp luật ở địa phương
2. Phân loại các cơ quan quản lý nhà nước
Cơ quan quản lý nước ta gồm: Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các cấp từ cấp tỉnh đến cấp xã.
Tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ, tính chất mà các cơ quan nhà nước có nhiều cách phân loại khác nhau.
– Căn cứ vào cấp quản lý:
Dựa vào cấp quản lý mà cơ quan nhà nước được chia thành 02 cấp: trung ương và địa phương.
Theo đó, Chính phủ và các bộ, các cơ quan ngang bộ được gọi là cơ quan quản lí nhà nước trung ương. Uỷ ban nhân dân các cấp được gọi là cơ quan quản lí nhà nước ở địa phương.
– Căn cứ vào chức năng quản lý:
Dựa vào chức năng quản lí, có thể phân chia thành các cơ quan quản lí nhà nước theo ngành, lĩnh vực và cơ quan quản lí nhà nước theo lãnh thổ.
Theo đó, Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp được gọi là cơ quan quản lí nhà nước theo lãnh thổ. Các Bộ, cơ quan ngang bộ được gọi là cơ quan quản lí nhà nước theo ngành hoặc theo lĩnh vực.
Các cơ quan quản lý theo lãnh thổ có thể xem là bộ não trong hệ thống quản lý, xem xét, điều chỉnh mọi hành vi trong phạm vi quản lý của mình. Các cơ quan quản lý theo ngành, lĩnh vực có nhiệm vụ hỗ trợ cơ quan quản lý theo lãnh thổ thực hiện nhiệm vụ quản lý của mình.
Ở Việt Nam, Chính phủ là cơ quan quản lí nhà nước cao nhất, có chức năng thống nhất quản lí việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước. Uỷ ban nhân dân các cấp có chức năng quản lí nhà nước trên phạm vi lãnh thổ địa phương, tổ chức điều hành việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của địa phương trên cơ sở chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
3. Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước
Cơ quan quản lý Nhà nước là cơ quan nhà nước hoạt động có tính chất chuyên nghiệp có vai trò điều hành xã hội, các cơ quan quản lý nhà nước được thiết lập nhằm thực thi và kiểm soát việc thực thi quyền lực nhà nước nhằm mục đích đảm bảo an ninh, trật tự xã hội.
Vai trò của chính phủ: Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội;
Vai trò Bộ và các cơ quan ngang Bộ: Bộ, cơ quan ngang Bộ là cơ quan của chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về cơ quan quản lý nhà nước là gì. Chúng tôi hy vọng có thể giúp cho quý bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu thông tin về cơ quan quản lý nhà nước. Nếu quý bạn đọc còn vấn đề nào thắc mắc hay có nhu cầu cần hỗ trợ, giải đáp tư vấn, vui lòng liên hệ:
- Zalo: 0846967979
- Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận