Cơ quan nhà nước là gì? Đặc điểm, quy định? [Cập nhật 2024]

Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam có cơ cấu tổ chức phức tạp, bao gồm nhiều loại cơ quan, được hình thành bằng cách thức khác nhau, và được trao những nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau để thực hiện chức năng riêng phù hợp với chức năng chung của Nhà nước. Vậy cơ quan nhà nước là gì? Đặc điểm của cơ quan nhà nước là gì? Hãy theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu nhé.

Cơ quan nhà nước là gì
Cơ quan nhà nước là gì

1. Cơ quan nhà nước là gì?

Cơ quan nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước. Thông thường, kết quả hoạt động của cơ quan nhà nước là các quyết định có tính bắt buộc thi hành đối với những người có liên quan. Trường hợp quyết định không được thi hành, hoặc thi hành không đầy đủ, người có trách nhiệm thi hành phải chịu trách nhiệm trước nhà nước, xã hội. Quyền lực của mỗi cơ quan Nhà nước tùy thuộc vào vị trí, chức năng của cơ quan đó trong hệ thống cơ quan nhà nước và được thể chế hóa thành nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể trong pháp luật. Tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước tùy thuộc vào tính chất, nhiệm vụ, chức năng của nó, nhưng đều theo những nguyên tắc chung, thống nhất.

Do đó, cơ quan nhà nước được định nghĩa: “là một bộ phận (cơ quan) cấu thành bộ máy nhà nước (bao gồm cán bộ, công chức và những công cụ, phương tiện hoạt động...) có tính độc lập tương đối, có thẩm quyền và thành lập theo quy định của pháp luật, nhân danh Nhà nước thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước”.

2. Đặc điểm của cơ quan nhà nước

Đặc điểm của cơ quan nhà nước bao gồm:

  • Các cơ quan nhà nước được thành lập theo trình tự nhất định được quy định trong pháp luật;
  • Cơ quan nhà nước có thẩm quyền do pháp luật quy định;
  • Hoạt động của cơ quan nhà nước mang tính quyền lực và được đảm bảo bằng quyền lực nhà nước, hoạt động đó được tuân theo thủ tục do pháp luật quy định;
  • Những người đảm nhiệm chức trách trong các cơ quan nhà nước phải là công dân Việt Nam.

3. Hệ thống cơ quan nhà nước

Theo Hiến pháp năm 2013, ở nước ta có các loại cơ quan nhà nước sau:

  • Các cơ quan quyền lực nhà nước (Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương);
  • Các cơ quan hành chính nhà nước, bao gồm: Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan có chức năng quản lý nhà nước thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân;
  • Các cơ quan xét xử (Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án quân sự, các Tòa án nhân dân địa phương, Tòa án đặc biệt và các Tòa án khác do Luật định);
  • Các cơ quan kiểm sát (Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự, Viện kiểm sát nhân dân địa phương).
  • Chủ tịch nước là một chức vụ nhà nước, một cơ quan đặc biệt thể hiện sự thống nhất quyền lực, có những hoạt động thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp nên không xếp vào bất kỳ một loại cơ quan nào.

Ngoài ra, Hiến pháp 2013 còn lần đầu tiên hiến định hai cơ quan là Hội đồng bầu cử Quốc gia và Kiểm toán Nhà nước do Quốc hội thành lập.

4. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

Tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước tùy thuộc vào tính chất các nhiệm vụ được giao, nhưng đều theo nguyên tắc chung thống nhất như sau:

  • Nguyên tắc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo;
  • Nguyên tắc nhân dân tham gia tổ chức nhà nước, quản lý nhà nước, thực hiện quyền lực nhà nước, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nòng cốt là công nhân, nông dân và trí thức;
  • Nguyên tắc tập trung dân chủ;
  • Nguyên tắc thống nhất quyền lực và phân công chức năng;
  • Nguyên tắc quản lý xã hội bằng hiến pháp, pháp luật.

5. Những câu hỏi thường gặp

5.1 Phân loại cơ quan nhà nước như thế nào?

Căn cứ vào thẩm quyền theo phạm vi lãnh thổ, có thể chia thành các cơ quan nhà nước ở trung ương và các cơ quan nhà nước ở địa phương:

  • Cơ quan nhà nước ở trung ương là cơ quan có thẩm quyền hoạt động trên toàn lãnh thổ, ví dụ: Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao…
  • Cơ quan nhà nước ở địa phương là cơ quan có thẩm quyền hoạt động trong phạm vi một địa phương. Ví dụ: Hội đồng nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân các địa phương…

Căn cứ vào chức năng của các cơ quan nhà nước, có thể chia thành cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp.

5.2 Cơ quan nhà nước tiếng anh là gì?

Cơ quan nhà nước tiếng anh là  state agencies.

5.3 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về cơ quan nhà nước là gì không?

Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về cơ quan nhà nước là gì uy tín, trọn gói cho khách hàng.

5.4 Chi phí dịch vụ tư vấn về cơ quan nhà nước là gì của công ty Luật ACC là bao nhiêu?

Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

 

Trên đây là một số thông tin liên quan để tìm hiểu cơ quan nhà nước là gì. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo