Chúng ta chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua cụm từ “cơ quan lập pháp”. Tuy nhiên, liệu chúng ta đã thực sự hiểu cơ quan lập pháp là gì? Khi tiến hành khảo sát, chúng tôi chỉ nhận được những câu trả lời khái quát, chung chung, thậm chí nhiều người còn không biết câu trả lời. Hãy cùng ACC tìm hiểu cơ quan lập pháp là gì và những vấn đề liên quan nhé!

1. Cơ quan lập pháp là gì theo Wikipedia
Theo Wikipedia, giải đáp cho câu hỏi cơ quan lập pháp là gì được giải thích như sau:
“Cơ quan lập pháp là một trong ba cơ quan chính, tên gọi phổ biến nhất là nghị viện và quốc hội. Trong hệ thống nghị viện của chính phủ, cơ quan lập pháp là cơ quan tối cao chính thức và chỉ định cơ quan hành pháp. Ở hệ thống tổng thống, cơ quan lập pháp được xem là phân nhánh quyền lực tương đương và độc lập với cơ quan hành pháp. Ngoài việc ban hành luật ra, cơ quan lập pháp còn có quyền tăng thuế , thông qua ngân sách và các khoản chi tiêu khác.”
Có thể hiểu, cơ quan lập pháp Thuộc một trong các cơ quan chính: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp. Tên gọi phổ biến nhất của cơ quan lập pháp là nghị viện và Quốc Hội.
Chồng hệ thống nghị viện, cơ quan lập Pháp được coi là cơ quan tối cao, chỉ định và giám sát công việc của cơ quan hành pháp. Trong hệ thống tổng thống phải cơ quan lập pháp có quyền lực tương đương và độc lập so với cơ quan hành pháp. Ngoài ra, cơ quan lập pháp còn có chức năng thực hiện việc quyết định tăng thuế, thông qua khoản chi tiêu của ngân sách nhà nước kiểu khác.
2. Cơ quan lập pháp là gì theo ACC
Khái niệm cơ quan lập pháp là gì đã được ACC tổng hợp và khái quát như sau:
Cơ quan lập pháp là một trong bac ơ quan quan trọng, trọng yếu của nhà nước: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp trong thể chế tam quyền phân lập, có chức năng thực hiện quyền lực nhà nước, được nhà nước giao quyền hạn và nhiệm vụ để thực hiện chức năng lập pháp.
Tùy thuộc vào các quốc gia, mỗi mô hình của quốc gia khác nhau thì cơ quan lập pháp sẽ nắm giữ những quyền lực, nhiệm vụ khác nhau, và sẽ được gọi bằng tên gọi khác nhau. Hiện nay, tên gọi phổ biến của cơ quan lập pháp được các quốc gia sử dụng là Quốc hội và Nghị viện.
Tại nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan lập pháp có tên gọi là cô hội, thực hiện chức năng lập pháp, lập hiến. Quốc hội là cơ quan quyền lực của nhà nước, là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, thực hiện nhiệm vụ ban hành những văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất và buộc mọi công dân phải thực hiện.
3. Quy trình soạn thảo hiến pháp, văn bản quy phạm pháp luật
Sau khi tìm hiểu khái niệm cơ quan lập pháp là gì, hãy cùng tìm hiểu quy trình soạn thảo hiến pháp và những văn bản quy phạm pháp luật nhé!
Quyền ban hành pháp luật bắt buộc mọi công dân phải tuân thủ nên đồng nghĩa với việc Quốc hội thực hiện quyền sửa đổi, ban hành hiến pháp, vi phạm pháp luật cần phải tuân thủ những trình tự, thủ tục lập pháp phải lập hiến vô cùng chặt chẽ, nghiêm ngặt, tuân thủ từng bước.
- Hiện nay, quá trình và thủ tục lập pháp được thực hiện theo các bước dưới đây:
+ Soạn thảo nội dung của văn bản quy phạm pháp luật và hiến pháp;
+ Thẩm tra nội dung văn bản quy phạm pháp luật và hiến pháp;
+ Lấy ý kiến của công dân, đại biểu Quốc hội và ủy ban thường vụ Quốc hội hội và các cơ quan khác;
+ Thông qua văn bản quy phạm pháp luật và hiến pháp;
+ Công bố trên phương tiện truyền thông, phổ biến đến công dân.
Như vậy, ACC đã cung cấp cho quý bạn đọc đầy đủ các thông tin về cơ quan lập pháp là gì và những vấn đề liên quan tới cơ quan lập pháp để giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn. Rất hy vọng quý khách hàng có thể hiểu hơn về cơ quan lập pháp. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như quý khách hàng có bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
· Hotline: 19003330
· Zalo: 084 696 7979
· Gmail: [email protected]
Nội dung bài viết:
Bình luận