Cơ quan hành chính nhà nước là gì? Chắc hẳn khái niệm này đã không còn lạ lẫm với mọi người. Đây là một cơ quan, một bộ phận trực thuộc bộ máy nhà nước, giữ vai trò to lớn trong công tác quản lý. Vậy cụ thể cơ quan hành chính nhà nước là gì? Bao gồm những cơ quan nào? Thẩm quyền của cơ quan hành chính như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
1. Cơ quan hành chính nhà nước là gì?
Quyền hành chính là quyền tổ chức ra bộ máy hành chính để quản lý đất nước, sắp xếp nhân sự, điều hành công việc quốc gia, sử dụng nguồn tài chính và công sản để thực hiện những chính sách của đất nước. Đó là quyền tổ chức, điều hành các hoạt động kinh tế - xã hội, đưa pháp luật vào đời sống nhằm giữ gìn trật tự an ninh xã hội, phục vụ lợi ích của công dân, bảo đảm dân sinh và giải quyết các vấn đề xã hội và sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính và công sản để phát triển đất nước một cách có hiệu quả.
Theo đó, cơ quan hành chính nhà nước có thể được hiểu theo 02 nghĩa:
- Xét theo nghĩa rộng chung của các nước đó là bộ máy thực thi quyền hành pháp. Tức là triển khai tổ chức thực hiện pháp luật và đưa pháp luật vào đời sống. Đây chính là bộ máy đang tồn tại ở rất nhiều nước.
- Ở nghĩa thứ hai là nghĩa hẹp, phù hợp với bộ máy hành chính nhà nước ở Việt Nam. Trong trường hợp này, khi nghiên cứu bộ máy hành chính nhà nước Việt Nam, Hội đồng Nhân dân không thuộc phạm trù bộ máy hành chính nhà nước. Điều này cũng chỉ mang tính tương đối. Hiến pháp cũng như các văn bản pháp luật khác đều ghi “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương”. Ủy ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân và là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương”. Chính vì vậy, phạm vi hành chính nhà nước chỉ bao gồm chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp.
2. Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước
Hệ thống ở Trung ương
- Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Bộ, Cơ quan ngang Bộ và các cơ quan khác trực thuộc Chính phủ. Hiện nay, nước ta có 18 Bộ và 4 cơ quan ngang Bộ.
Hệ thống ở địa phương
- UBND các cấp, Chủ tịch UBND.
- Các cơ quan chuyên môn của UBND (Sở, phòng…).
- Ban lãnh đạo các xí nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của nhà nước.
3. Mục tiêu của cơ quan hành chính nhà nước
Tất các các cơ quan cấu thành cả bộ máy hành chính nhà nước đều hướng đến một mục tiêu chung là thực thi quyền hành pháp, đảm bảo hiệu lực quản lý của nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Đồng thời, các mục tiêu này đều mang tính chính trị của đảng chính trị cầm quyền, hay giai cấp cầm quyền. Ngoài ra, còn mang tính phục vụ cho nhân dân, cho lợi chung của cộng đồng, các sản phẩm của quản lý hành chính nhà nước thường không mang tính lợi nhuận, kinh doanh.
4. Thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước
Quyền lực của các cơ quan, tổ chức trong bộ máy hành chính nhà nước được trao mang tính pháp lý, thể hiện:
- Các cơ quan quản lý hành chính nhà nước có quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật buộc các cơ quan cấp dưới trong hệ thống bộ máy hành chính nhà nước, các tổ chức khác trong xã hội, và công dân phải chấp hành, thực hiện.
- Quyền kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật hoặc thành lập các đoàn kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quyết định quản lý.
- Tiến hành các biện pháp giáo dục, thuyết phục, khen thưởng ,kỷ luật, và cưỡng chế khi cần thiết trong quản lý hành chính nhà nước.
Tuỳ thuộc vào địa vị pháp lý và chức năng nhiệm vụ, các cơ quan hành chính nhà nước được trao thẩm quyền chung hoặc thẩm quyền riêng để hoạt động. Thẩm quyền chung được trao cho những tổ chức hành chính nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên những quy mô rộng và nhiều lĩnh vực, vừa mang tính chất ngành, vừa mang tính chất lãnh thổ ,ví dụ như Chính phủ, UBND các cấp. Thẩm quyền riêng được trao cho những tổ chức thực hiện chức năng quản lý hành chính theo ngành hoặc các lĩnh vực cụ thể, ví dụ như các bộ, ngành...
5. Những câu hỏi thường gặp
5.1 Cơ quan hành chính nhà nước gồm những cơ quan nào?
- Cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương gồm Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ. Đây là những cơ quan hành chính nhà nước có chức năng quản lí hành chính nhà nước trên toàn bộ lãnh thổ, đóng vai trò quan trọng, chỉ đạo các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
- Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương: Những cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương có chức năng quản lý hành chính nhà nước trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trên phạm vi lãnh thổ tương ứng được giới hạn bởi sự phân chia địa giới hành chính.
5.2 Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của Việt Nam là cơ quan nào?
Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
5.3 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về cơ quan hành chính nhà nước là gì không?
Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về cơ quan hành chính nhà nước là gì uy tín, trọn gói cho khách hàng.
5.4 Chi phí dịch vụ tư vấn về cơ quan hành chính nhà nước là gì của công ty Luật ACC là bao nhiêu?
Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.
Trên đây là một số thông tin pháp lý liên quan đến cơ quan hành chính nhà nước là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
CÔNG TY LUẬT ACC
Tư vấn: 1900.3330
Zalo: 084.696.7979
Fanpage: : ACC Group – Đồng Hành Pháp Lý Cùng Bạn
Mail: [email protected]
Nội dung bài viết:
Bình luận