Khi nhà đầu tư quyết định mua cổ phiếu những ngành nghề mà Việt Nam có thế mạnh về tài nguyên thì không thể bỏ qua cổ phiếu ngành than – khoáng sản. Việt Nam là quốc gia mà trữ lượng than có thể khai thác khoảng 3,6 tỷ tấn (đứng đầu Đông Nam Á) và là quốc gia có sản lượng xuất khẩu than lớn trong khu vực. Vì vậy, các doanh nghiệp khai thác than ở Việt Nam có thể nói là “ăn nên làm ra”, đặc biệt là các doanh nghiệp đã niêm yết. Vậy cổ phiếu ngành than hiện nay như thế nào, cổ phiếu có sự khác biệt so với năm 2021 hay không? Mời các bạn theo dõi bài viết sau đây của ACC để hiểu rõ hơn nhé!
1. Cổ phiếu là gì?
Cổ phiếu là một loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu cổ phần của tổ chức phát hành.
Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành; hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó.
Chứng khoán là khái niệm được dùng khi đề cập đến các sản phẩm tài chính; xác nhận sở hữu hợp pháp đối với tài sản; hoặc phần vốn của công ty hay tổ chức đã phát hành. Khái niệm chứng khoán bao gồm cổ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ quỹ, chứng quyền…
Trong đó, cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu cổ phần của tổ chức phát hành. Người nắm giữ cổ phiếu trở thành cổ đông của công ty phát hành.
Khách hàng có thể tìm hiểu thêm về cổ phiếu tiết hơn qua bài viết Cổ phiếu là gì? Những điều cần biết khi mua cổ phiếu.
2. Các mã cổ phiếu ngành than hiện nay
Các mã cổ phiếu ngành than sàn HNX
- Cổ phiếu TVD: CTCP Than Vàng Danh – Vinacomin.
- Cổ phiếu NBC: CTCP Than Núi Béo – Vinacomin.
- Cổ phiếu TC6: CTCP Than Cọc Sáu – Vinacomin.
- Cổ phiếu TDN: CTCP Than Đèo Nai – Vinacomin.
- Cổ phiếu THT: CTCP Than Hà Tu – Vinacomin.
- Cổ phiếu MDC: CTCP Than Mông Dương – Vinacomin.
- Cổ phiếu HLC: CTCP Than Hà Lầm – Vinacomin.
- Cổ phiếu TMB: CTCP Kinh doanh Than Miền Bắc – Vinacomin.
Các mã cổ phiếu ngành than sàn UPCOM
- Cổ phiếu ITS: CTCP Đầu tư Thương mại và Dịch vụ – Vinacomin.
- Cổ phiếu BCB: CTCP 397.
- Cổ phiếu VDB: CTCP Vận tải và Chế biến Than Đông Bắc.
3. Cổ phiếu ngành than 2021 như thế nào?
Sự “trở mình” lần này của nhóm cũng rất vang dội, khi nhiều cổ phiếu vươn lên vượt mệnh giá sau nhiều năm giao dịch với mức giá “trà đá”.
Chỉ riêng trong tháng 6/2021, cổ phiếu NBC của Công ty cổ phần Than Núi Béo giao dịch trên sàn HNX tăng hơn 111% so với tháng trước đó; trong đó, có nhiều phiên tăng trần với thanh khoản tăng mạnh.
Trong phiên giao dịch ngày 18/6, NBC bất ngờ hút dòng tiền với thanh khoản tăng gần gấp đôi so với các phiên giao dịch trước. Kết phiên, NBC tăng trần với mức tăng 9,89% so với phiên trước đó và trở thành phiên đi vào lịch sử của NBC khi thị giá bắt đầu vượt mệnh giá sau 6 năm giao dịch dưới 10.000 đồng/cổ phiếu. Hiện NBC đang giao dịch quanh mốc 14.500 đồng/cổ phiếu.
Cổ phiếu TDN của Công ty cổ phần Than Đèo Nai cũng có đà phục hồi ấn tượng trong tháng 6/2021, khi tăng tới hơn 63% so với tháng trước đó. TDN vươn lên vượt mệnh giá trong phiên ngày 28/6 mới đây và hiện giao dịch quanh 10.500 đồng/cổ phiếu.
Các cổ phiếu khác trong ngành than cũng ghi nhận tăng phi mã trong tháng 6 như: cổ phiếu TVD của Công ty cổ phần Than Vàng Danh tăng 57%; MDC của Công ty cổ phần Than Mông Dương tăng 46%; THT của Công ty cổ phần Than Hà Tu tăng 36%; TC6 của Công ty cổ phần Than Cọc Sáu tăng 45%...
Đáng chú ý, trong đợt sóng mạnh này, đã có 6/13 cổ phiếu ngành than vượt mệnh giá sau nhiều năm giao dịch ở mức thấp. Nếu như thời điểm cuối tháng 5/2021, thị giá cổ phiếu của nhiều cổ phiếu ngành than còn giao dịch quanh mức 5.000-7.000 đồng/cổ phiếu, thì đến nay hầu hết đã vươn lên trên 10.000 đồng/cổ phiếu.
Hiện chỉ còn 3 cổ phiếu của các công ty như Công ty cổ phần 397 (Upcom: BCB); Công ty cổ phần Vận tải và Chế biến Than Đông Bắc (Upcom: VDB) và TC6 giao dịch dưới mệnh.
Số liệu tổng hợp của Yuanta Việt Nam cho biết, giá than thế giới đã vượt hoàn toàn mức 120 USD/tấn, mức cao nhất kể từ tháng 10/2011, do hạn chế về nguồn cung và nhu cầu tăng mạnh. Nhu cầu than đang gia tăng mạnh tại các nước châu Á như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... Giá than đá đã quay trở lại mức đỉnh 2011 và đã tăng gần 44% so với đầu năm 2021.
Theo dự báo của giới phân tích, xu hướng giá than tăng sẽ còn tiếp diễn, ít nhất là trong năm 2021, do nhu cầu mạnh từ các nhà sản xuất thép Trung Quốc và nhiều quốc gia khác sau đại dịch. Điều này đã hỗ trợ cho nhóm cổ phiếu than có đà tăng trưởng tích cực trong 6 tháng đầu năm 2021.
Trước đây, áp lực giá than suy giảm trên phạm vi toàn cầu, cộng thêm trữ lượng giảm dần và quỹ phúc lợi lớn hàng năm cho lượng nhân công đã khiến cổ phiếu ngành than dần mất đi sức hấp dẫn với nhà đầu tư. Do đó, xu hướng giá than tăng sẽ phần nào giúp nhóm cổ phiếu ngành này “trở mình” mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.
Khách hàng cũng có thể tham khảo thêm về các cổ phiếu ngành khác chi tiết hơn qua bài viết Cổ phiếu ngành điện năng lượng.
4. Top 3 mã cổ phiếu ngành than tiềm năng năm 2022
Nhóm cổ phiếu ngành than tiềm năng năm nay bao gồm:
Công ty Cổ phần Than Vàng Danh – Vinacomin (thành lập 1964) với mã TVD
- Số lượng CPLH: 44.962.864 cổ phiếu
- Giá (14/06/2022): 16.800 VNĐ/cổ phiếu
- KLGD trung bình 10 ngày (ngày 14/06/2022): 610.660 cổ phiếu – cổ phiếu than có thanh khoản cao nhất.
- P/E: 7.5
- EPS: 2.295 VNĐ
Doanh thu thuần 5 năm gần đây 2017 – 2021 có sự tăng trưởng liên tục và mạnh mẽ. Lợi nhuận sau thuế năm 2021 đột biến trên 100 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần năm 2017. Tỷ số thanh toán hiện hành ở mức 1,00 và thanh toán nhanh là 0,44, một tỷ lệ thanh toán có thể cho nhà đầu tư sự yên tâm nhất định về sức mạnh tài chính của cổ phiếu ngành than trên.
Công ty Cổ phần Than Đèo Nai – Vinacomin (thành lập năm 1960) với mã TDN
- Số lượng CPLH: 29.439.097 cổ phiếu
- Giá (14/06/2022): 13,600 VNĐ/cổ phiếu
- KLGD trung bình 10 ngày (14/06/2022): 261.320 cổ phiếu
- P/E: 9.72
- EPS: 1.541 VNĐ
Doanh thu 5 năm gần đây từ 2017 – 2021 nhìn chung có xu hướng tăng trưởng từ hơn 2.200 tỷ đồng lên hơn 3.200 tỷ đồng doanh thu thuần và đạt đỉnh là năm 2019 với gần 3.500 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt đỉnh lợi nhuận năm 2019 là hơn 100 tỷ đồng. Tỷ số thanh toán hiện hành và thanh toán nhanh lần lượt là 1,01 và 0,51.
Công ty Cổ phần Than Hà Tu – Vinacomin (thành lập năm 1960) với mã THT
- Số lượng CPLH: 24,569,052 cổ phiếu
- Giá (14/06/2022): 13,000 VNĐ/cổ phiếu.
- KLGD trung bình 10 ngày (14/06/2022): 147.630 cổ phiếu
- P/E: 7,86
- EPS: 1784.15 VNĐ
Doanh thu 2017-2021 tăng trưởng liên tục, đạt cao nhất vào năm 2021 gần 3600 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế qua đó cũng có sự tăng trưởng ổn định đều đạt khoảng trên 30 tỷ đồng. Với tỷ số thanh toán hiện hành và thanh toán lãi vay khá an toàn là 0,77 và 1,88.
Ba mã cổ phiếu than trên trả cổ tức năm 2022 với bằng tiền từ 800 – 1.400 VNĐ/cp. Những doanh nghiệp than trên sàn chứng khoán nói trên hầu như đã thành lập từ rất lâu, tuổi đời hoạt động đều trên 50 năm. Từ đó, nhà đầu tư có thể yên tâm về bề dày lịch sử cũng như sự uy tín của doanh nghiệp.
Doanh thu của 3 mã cổ phiếu than trên cũng đạt gần như mức cao nhất các doanh nghiệp khai thác than ở cả 3 sàn chứng khoán Việt Nam. Từ đó tạo kỳ vọng cho nhà đầu tư về mức lợi nhuận “khủng” khi Nhà nước đẩy mạnh mở rộng khai thác và xuất khẩu than.
Thêm vào đó, cơ cấu tổ chức của 3 doanh nghiệp nói trên đều cho nhà đầu tư cảm giác khá an toàn khi tỷ lệ sở hữu của nhà nước trong cơ cấu cổ đông lên đến 50 – 65%. Tuy nhiên, một điều mà nhà đầu tư dễ dàng nhận ra là hầu hết các doanh nghiệp mà nhà nước nắm quyền sở hữu cao như vậy thì mức lợi nhuận thường sẽ chỉ đạt 10-15%. Vậy nên, giá cổ phiếu chỉ phần nào và tạo ra mức lợi nhuận, ít hơn so kỳ vọng của nhà đầu tư.
5. Tình hình cổ phiếu ngành than - khoáng sản hiện nay
Nhìn chung trong giai đoạn thị trường có xu hướng điều chỉnh như hiện nay thì các ngành “hot” như ngân hàng, chứng khoán và bất động sản hiện không an toàn khi mua vào. Nhà đầu tư nên hướng dòng tiền của mình về những cổ phiếu sản xuất, khai thác như cổ phiếu ngành than ở trên.
Xét về tương lai đến năm 2030, nhu cầu than dành cho nhiệt điện vẫn còn rất lớn là 119,4 triệu tấn trong khi con số này năm 2020 chỉ là 59,5 triệu tấn (số liệu được trích trong Báo cáo thường niên năm 2021 của CTCP Than Vàng Danh – Vinacomin). Một số quốc gia như Trung Quốc, Hoa Kỳ sẽ có chủ trương hạn chế khai thác than ở nước sở tại nhằm hạ mức ô nhiễm môi trường, hai điều kiện trên sẽ là động lực lớn để cổ phiếu ngành than ở Việt Nam có thể làm nên chuyện ở tương lai.
Tuy nhiên, nếu nhìn lại chính sách ở Việt Nam, sản lượng khai thác than hàng năm thường có kế hoạch và không thể khai thác quá trữ lượng cho phép. Điều này cũng chính là “hòn đá” lớn ngăn cản cổ phiếu ngành than có thể tăng trưởng mạnh trong tương lai.
Chính vì vậy, trong 5 – 6 năm trở về trước, khi chưa có “cơn sóng” chứng khoán như hiện nay, những cổ phiếu ngành than có sự biến động mức giá cổ phiếu khá nhỏ, khoảng từ 5-10% mức sinh lời sau 1 năm, dễ khiến các nhà đầu cơ chán nản dẫn tới rời bỏ cổ phiếu.
Tóm lại, khi quyết định đầu tư các mã chứng khoán công ty than, nhà đầu tư nên chọn 1 – 2 mã cổ phiếu có mức tăng trưởng và kỳ vọng vào tiềm năng của doanh nghiệp cao nhất để danh mục đầu tư đảm bảo mức lợi nhuận trong tương lai và cũng không khiến nhà đầu tư mất kiên nhẫn vì mức sinh lời ít ỏi trong ngắn hạn khi chưa có sóng, một điểm đặc trưng của cổ phiếu ngành than
6. Một số câu hỏi thường gặp
Có nên đầu tư cổ phiếu ngành Than không?
So với cổ phiếu của các ngành khác thì cổ phiếu ngành Than chiếm tỷ trọng khá nhỏ và hoạt động giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán khá ảm đạm, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp không có nhiều sự đột biến, chính vì vậy mà các nhà đầu tư cũng dần quên đi cổ phiếu ngành này.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, cổ phiếu ngành Than đã có sự bứt phá và trở mình mạnh mẽ, hàng loạt mã cổ phiếu có sự tăng giá nhanh so với thời điểm niêm yết. Theo thống kê, cổ phiếu ngành than tăng giá trung bình khoảng 11%, riêng mã NBC tăng đến 31%. Chính vì vậy mà cơ hội sinh lời của cổ phiếu ngành than trong tương lai là rất lớn.
Hơn nữa, hiện nay giá than trên các sàn giao dịch hàng hóa quốc tế đang có dấu hiệu tăng lên mạnh mẽ và có thể đạt đến đỉnh điểm trong những năm tiếp theo. Do vậy các nhà đầu tư có quyền kỳ vọng về tiềm năng của các mã cổ phiếu ngành than trong những năm tiếp theo.
Rủi ro khi đầu tư cổ phiếu ngành Than là gì?
Mặc dù cơ hội tăng trưởng của các mã cổ phiếu ngành Than là rất lớn, tuy nhiên qua báo cáo tài chính thường niên của các doanh nghiệp, mọi người có thể dễ dàng thấy được tình hình kinh doanh không có sự tăng trưởng ổn định mà biến động liên tục qua các năm.
Chính vì vậy mà các nhà đầu tư cần phải thường xuyên phân tích, xem xét biến động giá của các mã cổ phiếu bởi hôm nay giá cổ phiếu có thể tăng đỉnh điểm và mang lại khả năng sinh lời nhưng ngày mai có thể rớt giá thê thảm. Hơn nữa dịch bệnh Covid – 19 cũng là một trong những yếu tố rủi ro tác động vào kinh tế ngành Than.
Những lưu ý khi đầu tư cổ phiếu ngành than là gì?
- Nếu so với những ngành khác thì cổ phiếu ngành than ít sóng hơn. Người đầu tư cần phải có sự kiên nhẫn và chờ đợi.
- Không có sự chênh lệch nhiều về giá và khối lượng giao dịch.
- Nên cân nhắc đến các chỉ số P/B, P/E, vốn hóa, và khối lượng giao dịch để có sự phân tích đúng đắn.
- Sản lượng khai thác than tại Việt Nam đang bị giới hạn. Hơn nữa, việc mua bán than không trực tiếp mà thường sẽ thông quan bên thứ ba là doanh nghiệp nên giá cổ phiếu ngành than sẽ không sôi động bằng nước ngoài.
- Nếu có ý định đầu tư mã cổ phiếu ngành than thì nên nghiên cứu và đầu tư một mã thay vì nhiều mã để hạn chế tối đa những rủi ro không đáng có.
7. Dịch vụ tư vấn Luật ACC
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu về “Cổ phiếu ngành than” đầy đủ và chi tiết nhất. Trong quá trình tìm hiểu nếu quý khách còn thắc mắc hay quan tâm đến vấn đề pháp lý liên quan vui lòng liên hệ với chúng tôi qua trang web https://accgroup.vn để được tư vấn. Hi vọng với những kiến thức về pháp lý và những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Xin chân thành cảm ơn.
Nội dung bài viết:
Bình luận