Cổ phiếu là một loại tài sản đặc biệt, là kênh đầu tư có tiềm năng lớn. Trước khi nhà đầu tư tham gia mua bán cổ phiếu cần phải hiểu rõ cổ phiếu là gì; và cách giao dịch, khai thác lợi nhuận từ cổ phiếu như thế nào. Vậy ”Cổ phiếu là gì? Hiện nay cổ phiếu này đang tăng”?. Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết bên dưới sau đây.

1. Cổ phiếu là gì?
Cổ phiếu là một loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu cổ phần của tổ chức phát hành.
Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành; hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó.
Chứng khoán là khái niệm được dùng khi đề cập đến các sản phẩm tài chính; xác nhận sở hữu hợp pháp đối với tài sản; hoặc phần vốn của công ty hay tổ chức đã phát hành. Khái niệm chứng khoán bao gồm cổ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ quỹ, chứng quyền…
Trong đó, cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu cổ phần của tổ chức phát hành. Người nắm giữ cổ phiếu trở thành cổ đông của công ty phát hành.
Khách hàng có thể tìm hiểu thêm về cổ phiếu tiết hơn qua bài viết Cổ phiếu là gì? Những điều cần biết khi mua cổ phiếu
2. Phân loại cổ phiếu
Có hai loại cổ phiếu là cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi.
Người nắm giữ cổ phiếu thường (cổ phiếu phổ thông) có quyền dự họp đại hội cổ đông; cũng như có quyền biểu quyết những vấn đề lớn của công ty.
Còn với cổ phiếu ưu đãi, tùy vào loại hình ưu đãi mà người nắm giữ sẽ; hoặc được hưởng một số đặc quyền hơn; hoặc bị hạn chế một số quyền so với cổ đông phổ thông.
Có ba loại cổ phiếu ưu đãi phổ biến:
+ Cổ phiếu ưu đãi cổ tức: được trả cổ tức cao hơn người nắm cổ phiếu phổ thông; nhưng bị loại trừ quyền biểu quyết, dự họp đại hội cổ đông; hay đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
+ Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại: người nắm giữ cổ phiếu này được công ty hoàn lại vốn góp; bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu; hoặc theo các điều kiện được thỏa thuận trước.
Những người nắm cổ phiếu này cũng bị loại trừ quyền biểu quyết dự họp đại hội cổ đông; đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
+Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết: là cổ phiếu có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phiếu phổ thông.
Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết có các quyền khác như cổ đông phổ thông; bao gồm quyền biểu quyết, dự họp đại hội cổ đông; đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát; nhưng không được chuyển nhượng cổ phiếu đó cho người khác.
Khách hàng cũng có thể tham khảo thêm về phân biệt cổ phiếu và chứng khoán chi tiết hơn qua bài viết Phân biệt chứng khoán và cổ phiếu.
3. Những cổ phiếu đang tăng hiện nay
Cổ phiếu LEC của BĐS Điện lực Miền Trung ( HoSE: LEC ) là mã tăng giá mạnh nhất sàn HoSE với gần 39%. Tính xa hơn, cổ phiếu LEC đã có 10 phiên tăng kịch trần từ 7.510 đồng/cp (phiên 16/9) lên 14.550 đồng/cp (phiên sáng 30/9). Theo văn bản giải trình mới đây, LEC cho biết hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn diễn ra bình thường và không có biến động đặc biệt nào. Việc giá cổ phiếu LEC tăng trần 5 phiên liên tiếp từ ngày 23-29/9/2022 là do cung cầu trên thị trường chứng khoán. Trước đó, LEC cũng có giải trình tương tự cho giá cổ phiếu tăng trần 5 phiên trong thời gian từ 16-22/9/2022.
Cổ phiếu CTF của City Auto ( HoSE: CTF ) cũng gây bất ngờ khi đi ngược xu hướng thị trường chung và tăng gần 14,5%.
Tại sàn HNX, cổ phiếu tăng giá mạnh nhất thuộc về CX8 của Constrexim số 8 ( HNX: CX8 ) với hơn 57%. Tính đến nay, cổ phiếu này đã có 8 phiên tăng trần liên tiếp từ chỉ 4.300 đồng/cp lên 8.800 đồng/cp. Tuy nhiên, cổ phiếu này có thanh khoản rất thấp, chỉ khớp lệnh vài nghìn đơn vị mỗi phiên.
TKC của Địa ốc Tân Kỷ ( HNX: TKC ) là mã có thanh khoản tốt nhất nhóm này. Trong tuần, TKC giảm 22,6%.
Ở sàn UPCoM, toàn bộ 10 mã tăng mạnh nhất đều thuộc nhóm thanh khoản thấp. EPC của Cà Phê Ea Pốk ( UPCoM: EPC ) tăng mạnh nhất với 100% từ 18.100 đồng/cp lên 36.200 đồng/cp.
4. Một số câu hỏi thường gặp
Làm sao để biết được cổ phiếu đang lên giá hay xuống giá?
Giá tham chiếu của một cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày hôm nay chính là giá đóng cửa của cổ phiếu đó ở phiên giao dịch hôm qua. Hay nói cách khác, giá đóng cửa của cổ phiếu trong phiên giao dịch hôm nay chính là giá tham chiếu của cổ phiếu đó trong phiên giao dịch ngày mai.
Khi kết thúc một phiên giao dịch hàng ngày (bắt đầu từ 9h00 tới 14h45). Giá một cổ phiếu lúc đóng cửa vào cuối phiên giao dịch sẽ xảy ra ở một trong ba trường hợp sau:
- Cổ phiếu tăng giá so với giá tham chiếu (giá xanh)
- Cổ phiếu giảm giá so với giá tham chiếu (giá đỏ)
- Giá cổ phiếu không thay đổi (vẫn là giá tham chiếu – giá vàng).
Trong phiên giao dịch, bạn có thể quan sát được cổ phiếu đang khớp lệnh mua-bán ở giá xanh, giá đỏ, hay giá vàng dựa vào cách xem bảng giá chứng khoán.
Tại sao lại phải định giá cổ phiếu?
Với các doanh nghiệp, định giá cổ phiếu là một trong những bước quan trọng của công ty cổ phần khi muốn chào bán cổ phiếu, huy động vốn và tăng tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp trên thị trường.
Với các NĐT, định giá cổ phiếu giúp người đầu tư biết được loại cổ phiếu nào đáng mua và có khả năng sinh lợi lớn nhất. Một cách dễ hiểu đó là đánh giá xem cổ phiếu đó đáng giá bao nhiêu tiền. Sau đó, ta sẽ tiến hành mua vào cổ phiếu nếu giá cổ phiếu thấp hơn so với giá trị ta định giá. Hoặc bán ra cổ phiếu (nếu như NĐT sở hữu cổ phiếu đó) nếu giá cổ phiếu hiện đã cao hơn so với định giá để thu lại lợi nhuận.
Cách định giá cổ phiếu như thế nào?
Mục đích của việc định giá cổ phiếu là xác định giá trị thực của cổ phiếu trong một thời điểm nhất định, nhằm xác định tiềm năng cổ phiếu và đưa ra những quyết định đầu tư liên quan. Có rất nhiều cách định giá cổ phiếu. Dưới đây, SSI khuyến nghị NĐT 03 cách định giá phổ biến nhất.
Tuy nhiên, NĐT cũng cần lưu ý rằng, không có công thức hay phương pháp định giá nào chính xác tuyệt đối để thẩm định giá cho tất cả các cổ phiếu. Bởi mỗi loại hình doanh nghiệp, mỗi chu kỳ kinh doanh, mỗi điều kiện vĩ mô, định hướng tương lai, nội lực doanh nghiệp, năng lực nhà đầu tư lại cho một giá trị khác nhau. Lúc này, tham khảo các chuyên gia chứng khoán sẽ là điều nên làm. Tại SSI, các môi giới chứng khoán luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc cho NĐT.
5. Dịch vụ tư vấn Luật ACC
Nội dung bài viết:
Bình luận