Cổ phần hóa doanh nghiệp là gì? (cập nhật 2024)

Cổ phần hóa doanh nghiệp là gì? Điều kiện để thành lập cổ phần hóa doanh nghiệp là gì? Đây là vấn đề được rất nhiều bạn đọc quan tâm và vẫn còn nhiều điểm không phải ai cũng nắm được hết về Cổ phần hóa doanh nghiệp là gì. Công ty Luật ACC xin gửi đến Quý bạn đọc về vấn đề về Cổ phần hóa doanh nghiệp là gì, điều kiện liên quan đến thành lập Cổ phần hóa doanh nghiệp giúp độc giả có thể trả lời được câu hỏi  về Cổ phần hóa doanh nghiệp là gì.

Cổ phần hóa doanh nghiệp là gì?
Cổ phần hóa doanh nghiệp là gì?

1. Cơ sở pháp lý:

Điều 2 Nghị định 03/VBHN-BTC

Nghị định số 118/2014/NĐ-CP

2. Cổ phần hóa là gì?

Trước khi tìm hiểu cổ phần hóa doanh nghiệp là gì, phải hiểu được cổ phần hóa là gì?.

Cổ phần hoá là việc biến doanh nghiệp có một chủ thành doanh nghiệp có nhiều chủ, đồng thời doanh nghiệp đó cũng chuyển sang hình thức công ty cổ phần, tức chuyển từ hình thức sở hữu lớn nhất sang hình thức nhiều người sở hữu chung bằng việc chuyển một phần/toàn bộ tài sản của doanh nghiệp sang cho nhiều người khi bán cổ phần cho họ. Những người sở hữu cổ phần sẽ là cổ đông của công ty cổ phần. 

Do vậy, cổ phần hóa có thể được áp dụng đối với bất kỳ công ty một chủ nào, dù là doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp Nhà nước.

Bản chất của cổ phần hóa chính là phương thức thực hiện xã hội hóa sở hữu, chuyển doanh nghiệp một chủ thành doanh nghiệp nhiều chủ, tức là chuyển từ hình thức sở hữu đơn nhất sang sở hữu chung thông qua việc chuyển một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp cho các thành phần kinh tế khác. Đặc biệt, quá trình cổ phần hoá hiện nay diễn ra nhiều với các doanh nghiệp Nhà nước. Nhà nước sẽ là chủ thể thu tiền sau khi bán cổ phần của các doanh nghiệp Nhà nước cho các cổ đông. Cổ đông trong các công ty cổ phần hoá được hưởng quyền sở hữu, định đoạt một phần hay toàn bộ hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, họ cũng được hưởng lợi nhuận sau khi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước.

3. Cổ phần hóa doanh nghiệp là gì?

Để trả lời câu hỏi Cổ phần hóa doanh nghiệp là gì? chúng ta cùng tìm hiểu về những đối tượng doanh nghiệp được cổ phần hoá.

Theo Điều 2 Nghị định 03/VBHN-BTC quy định về những đối tượng doanh nghiệp được cổ phần hoá là: 

Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp cấp II).

4. Điều kiện để các doanh nghiệp cổ phần hóa là gì?

Các đối tượng trên phải đáp ứng những điều kiện sau đây để được cổ phần hoá (Điều 4 Nghị định 03/VBHN-BTC):

“a) Không thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn điều lệ. Danh mục doanh nghiệp thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ;

b) Sau khi đã xử lý tài chính và đánh giá lại giá trị doanh nghiệp theo quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này mà giá trị thực tế doanh nghiệp bằng hoặc lớn hơn các khoản phải trả;

c) Đối với doanh nghiệp thuộc đối tượng sắp xếp lại, xử lý nhà đất theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công phải có phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc phạm vi sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

Đối với các công ty nông, lâm nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, ngoài phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đối với diện tích đất phi nông nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công phải có phương án sử dụng đất đối với diện tích đất nông nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.

2. Các doanh nghiệp sau khi đã được xử lý tài chính và xác định lại giá trị doanh nghiệp theo quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này mà giá trị thực tế doanh nghiệp thấp hơn các khoản phải trả thì cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo doanh nghiệp phối hợp với Công ty Mua bán nợ Việt Nam và các chủ nợ của doanh nghiệp xây dựng phương án mua bán nợ đảm bảo tính khả thi và hiệu quả để tái cơ cấu doanh nghiệp hoặc chuyển sang thực hiện các hình thức chuyển đổi khác theo quy định của pháp luật

3.Nhà nước không cấp thêm vốn để cổ phần hóa, kể cả các doanh nghiệp theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí, danh mục, phân loại doanh nghiệp nhà nước khi thực hiện cổ phần hóa thuộc diện Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần.”

5. Lợi ích của Nhà nước và doanh nghiệp khi cổ phần hóa doanh nghiệp là gì?

Lợi ích khi cổ phần hóa doanh nghiệp là gì?. Bên cạnh điều kiện để cổ phần hóa doanh nghiệp là gì ta cũng cần phải biết về lợi ích khi cổ phần hóa doanh nghiệp là gì để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Lợi ích đối với Nhà nước:

  • Giúp công ty hạn chế sự can thiệp của Nhà nước đối với các hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí quản lý hơn và cũng đem lại hiệu quả kinh tế tốt hơn cho Nhà nước.
  • Tạo ra khu vực kinh tế tư nhân hoạt động hiệu quả, linh hoạt.
  • Do có tính cạnh tranh cao do việc cổ phần hóa doanh nghiệp tạo ra nên cả khu vực kinh tế và Nhà nước đều tăng tính hiệu quả trong hoạt động. Điều này giúp cả 2 đối tượng hoàn thiện năng lực doanh nghiệp hơn.
  • Thu hút được nguồn vốn đầu tư dồi dào từ trong nhân dân và từ nước ngoài. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển lớn mạnh, mang đến nhiều cơ hội việc làm cho người lao động.

 

Lợi ích đối với doanh nghiệp:

  • Khi chuyển sang mô hình công ty cổ phần, bằng việc phát hành chứng khoán doanh nghiệp sẽ thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi từ trong xã hội đầu tư vào nền kinh tế.
  • Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, vị thế trên thị trường trong nước và nước ngoài. Bên cạnh đó cũng góp phần cấu trúc lại tổ chức, sản xuất… của doanh nghiệp để hoạt động hiệu quả hơn

 

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan câu hỏi cổ phần hóa doanh nghiệp là gì do Công ty Luật ACC cung cấp kiến thức đến khách hàng. Nếu Quý khách hàng có thắc mắc liên quan đến vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp là gì, hãy liên hệ với ACC qua các thông tin sau để được đội ngũ chuyên viên của chúng tôi giải đáp, tư vấn nhiệt tình.

Hotline: 1900.3330
Zalo: 0846967979
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo