Nên thành lập công ty hay doanh nghiệp tư nhân đang là băn khoăn của rất nhiều cá nhân muốn khởi nghiệp. Từng loại hình doanh nghiệp đều có các ưu,nhược điểm riêng, các tổ chức, cá nhân muốn thành lập doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ để lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp. Tại bài viết này, ACC xin giải đáp thắc mắc của nhiều cá nhân về vấn đề: Có nên thành lập doanh nghiệp tư nhân không? [2022] để cá nhân, tổ chức có cái nhìn khái quát về doanh nghiệp tư nhân khi muốn lựa chọn hình thức doanh nghiệp này để đăng ký kinh doanh.

1. Cơ sở pháp lý
- Luật Doanh nghiệp năm 2022
2. Thế nào là doanh nghiệp tư nhân?
Trước khi giải đáp vấn đề có nên thành lập doanh nghiệp tư nhân hay không, mời quý bạn đọc tìm hiểu các vấn đề cơ bản của doanh nghiệp tư nhân như sau:
Doanh nghiệp tư nhân là một loại hình doanh nghiệp được quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2020. Doanh nghiệp tư nhân có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Điều 188 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân, bao gồm:
- Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
- Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
- Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
3. Ưu, nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân
Cũng như các loại hình doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020, doanh nghiệp tư nhân cũng có các ưu, nhược điểm riêng. Mời quý bạn đọc cùng ACC tìm hiểu các ưu, nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân như sau:
3.1. Ưu điểm của doanh nghiệp tư nhân
- Doanh nghiệp tư nhân mang tính độc lập, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền quyết định trong mọi hoạt động của doanh nghiệp mình.
Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu là cá nhân. Do vậy, quyền quyết định các vấn đề của doanh nghiệp tư nhân thuộc về chủ doanh nghiệp. Điều này giúp chủ doanh nghiệp đưa ra quyết định cho doanh nghiệp một cách nhanh chóng, hiệu quả.
- Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân đơn giản, dễ dàng
Khác các loại hình doanh nghiệp khác cần có vốn góp từ các thành viên, doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu, vốn điều lệ của doanh nghiệp tư nhân cùng từ tài sản của chủ doanh nghiệp. Do đó, thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân sẽ dễ dàng, nhanh gọn hơn các loại hình doanh nghiệp khác.
- Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp là vô hạn sẽ tạo sự tin tưởng cho các đối tác kinh doanh
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, chủ doanh nghiệp tư nhân tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Điều này mang lại cho các đối tác kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân sự tin tưởng cao.
- Tính bảo mật cao trong hoạt động kinh doanh
Xuất phát từ việc doanh nghiệp tư nhân chỉ có 01 chủ sử hữu là các nhân dẫn đến các vấn đề qua trọng của doanh nghiệp cũng như các bí mật kinh doanh được bảo mật tốt hơn so với các loại hình khác.
- Dễ dàng trong việc chuyển đổi ngành nghề kinh doanh, chuyển nhượng lại doanh nghiệp tư nhân
Thủ tục chuyển đổi ngành nghề kinh doanh cũng như chuyển nhượng lại doanh nghiệp tư nhân cho cá nhân khác dễ dàng và nhanh chóng hơn vì đây là một loại hình doanh nghiệp đơn giản. Với việc doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu chịu trách nhiệm cho doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của mình mà việc quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp tư nhân cũng dễ dàng hơn, từ đó, các thủ tục liên quan đến doanh nghiệp tư nhân được tiến hành nhanh chóng, hiệu quả.
3.2. Nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân
Bên cạnh những ưu điểm đã nêu trên, doanh nghiệp tư nhân cũng có một số nhược điểm mà các cá nhân cần lưu ý khi muốn thành lập doanh nghiệp tư nhân như sau:
- Có tính rủi ro cao
Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình cho các hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy, chủ doanh nghiệp sẽ phải chịu rủi ro cao khi doanh nghiệp của mình làm ăn thua lỗ.
- Khó khăn trong việc huy động vốn
Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành chứng khoán để huy động vốn. Vốn của doanh nghiệp tư nhân là tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân. Do vậy, doanh nghiệp tư nhân không thể huy động vốn từ bên ngoài, chỉ được lấy vốn từ chủ doing nghiệp tư nhân.
4. Có nên thành lập doanh nghiệp tư nhân không?
Trên đây là các vấn đề cơ bản cũng như ưu, nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân. Qua những vấn đề được trình bày nêu trên, ACC hi vọng rằng cá nhân muốn lựa chọn doanh nghiệp tư nhân để thành lập doanh nghiệp đã có đáp án cho băn khoăn: Có nên thành lập doanh nghiệp tư nhân không?
Lựa chọn đúng hình thức doanh nghiệp sẽ giúp chủ doanh nghiệp điều hành hoạt động doanh nghiệp một cách hiệu quả, cũng như có các phương án kịp thời để phòng, tránh các rủi ro, từ đó giúp việc kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân gặt hái được nhiều thành công.
Nêu qúy bạn đọc là cá nhân và muốn tự mình thành lập, quản lý doanh nghiêp của chính mình thì doanh nghiệp tư nhân là hình thức doanh nghiệp phù hợp nhất.
Trên đây là phần trình bày của chúng tôi để giải đáp vấn đề: Có nên thành lập doanh nghiệp tư nhân không? [2022]. Nếu có bất kỳ vấn đề thắc mặc về doanh nghiệp tư nhân hoặc muốn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp tư nhân, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngày tới ACC qua các phương thức sau:
- Hotline: 19003330
- Gmail: [email protected]
- Zalo: 0846967979
Với kinh nghiệm nhiều năm hỗ trợ việc thành lập doanh nghiệp cùng mạng lưới hoạt động trên toàn quốc, ACC mong muốn trở thành đối tác tin cậy của quý khách hàng trong hoạt động hỗ trợ thành lập doanh nghiệp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Nội dung bài viết:
Bình luận