Việc ly hôn hiện nay không còn xa lạ, tuy nhiên thì sau khi ly hôn có nhiều vấn đề mâu thuẫn tranh chấp vẫn xảy ra giữa hai vợ chồng. Theo đó thì có thể kế đến về tranh chấp tài sản, tranh chấp về con cái. Nhiều người luôn thắc mắc có nên giành quyền nuôi con sau khi ly hôn không? Để trả lời cho câu hỏi này hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.
Có nên giành quyền nuôi con
1. Khi nào phải giành quyền nuôi con sau khi ly hôn?
Trước khi trả lời câu hỏi có nên giành quyền nuôi con sau khi ly hôn không, thì chúng ta phải biết được các trường hợp phải giành quyền nuôi con theo quy định của pháp luật hiện hành. Theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình thì không phải lúc nào cũng có thể tiến hành thực hiện giành quyền nuôi con, việc nghĩa vụ chăm sóc và nuôi dưỡng con chỉ xảy ra đối với các trường hợp sau:
- Con chưa thành niên, chưa đủ 18 tuổi, cần phải có sự dạy dỗ từ bố mẹ.
- Con đã thành niên tuy nhiên không có năng lực hành vi dân sự, con bị thiểu năng trí tuệ, các bệnh về thần kinh.
- Con mất khả năng lao động như bị liệt, bị bệnh. Con không có tài sản để tự nuôi sống bản thân.
Theo đó trong các trường hợp trên thì bố mẹ phải thỏa thuận ai sẽ là người trực tiếp chăm lo cho con, nghĩa vụ cấp dưỡng cũng như chăm sóc cho con của từng người là gì. Trường hợp khi cả hai bên đều không thể thỏa thuận được thì tòa án sẽ xem xét các điều kiện của hai bên và độ tuổi của con cái để quyết định.
2. Có nên giành quyền nuôi con sau khi ly hôn không?
Việc có nên giành quyền nuôi con sau khi ly hôn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất chính là quyền lợi của người con. Bạn nên giành quyền nuôi con nếu:
- Con sống với người còn lại không đảm bảo được cuộc sống tối thiểu, do đối phương không đủ tài chính để chu cấp nuôi dạy.
- Con sống với bố, mẹ nhưng không hạnh phúc, do bố mẹ tái hôn, ra nước ngoài không có nhiều thời gian cho con.
- Bố mẹ người trực tiếp nuôi dưỡng thường xuyên đánh đập, có những thói quen không tốt có thể ảnh hưởng đến tương lai con sau này.
- Con muốn sống cùng với bạn hơn.
- Ở với bạn con sẽ được học tập tốt hơn,vui vẻ hơn.
Còn trong trường hợp khi bạn chưa có đủ nguồn tài chính, công việc không ổn định, có những thói quen xấu thì ACC khuyên bạn không nên giành quyền nuôi con sau khi ly hôn.
Ngoài ra việc giành quyền nuôi con còn phụ thuộc vào một số yếu tố như:
- Con dưới 3 tuổi sẽ được ưu tiên sống cùng với mẹ, do lứa tuổi này còn quá nhỏ, cần thiết được sự quan tâm và chăm sóc từ mẹ hơn. Đặc biệt nếu con còn quá nhỏ thì con còn phải sử dụng sữa mẹ đảm bảo phát triển sau này cho con.
- Con từ đủ 07 tuổi trở lên thì việc ở với ai còn phải phụ thuộc vào nguyện vọng và mong muốn thật sự của con.
- Còn cần phải căn cứ vào điều kiện thực tế của bạn có lo tốt được cho con hay không.
Như vậy việc nên hay không nên giành quyền nuôi con sau khi ly hôn phụ thuộc vào độ tuổi của con, mong muốn của con và điều kiện của từng người. Tuy nhiên người không trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng con vẫn có thể đến thăm con, chơi với con và bên cạnh đó còn phải có nghĩa vụ tiến hành cấp dưỡng cho con, cùng người còn lại san sẻ gánh nặng. Trong trường hợp quá trình thời gian sinh sống mà người trực tiếp nuôi không còn đáp ứng được điều kiện để chăm lo cho con, thì người còn lại có thể yêu cầu giành lại quyền nuôi con.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của ACC về việc có nên giành quyền nuôi con sau khi ly hôn hay không. Đây là việc dựa trên rất nhiều yếu tố cả pháp luật và thực tiễn, trong đó quyền lợi của con được đặt lên trên hàng đầu. Trong quá trình tìm hiểu nếu như còn bất cứ điều gì thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp tới ACC để được tư vấn cụ thể hơn.
Nội dung bài viết:
Bình luận