Có mấy loại vi phạm pháp luật? [Cập nhật 2024]

Vi phạm pháp luật phải là hành vi xác định của con người, tức là xử sự thực tế, cụ thể của cá nhân hoặc tổ chức nhất định, bởi vì pháp luật được ban hành để điều chỉnh hành vi của các chủ thể mà không điều chỉnh suy nghĩ của họ. Mác đã từng nói: ngoài hành vi của tôi ra, tôi khòng tồn tại đối với pháp luật, không phải là đối tượng của nó. Vì vậy, phải căn cứ vào hành vi thực tế của các chủ thể mới có thể xác định được là họ thực hiện pháp luật hay vi phạm pháp luật. Để hiểu rõ hơn về vi phạm pháp luật, có mấy loại vi phạm pháp luật? Mời quý vị đọc bài viết dưới đây của ACC nhé!

Vi Pham Phap Luat La Gi 1200x565

I. Vi phạm pháp luật là gì?

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

*Cấu thành của vi phạm pháp luật

  • Mặt khách quan của vi phạm pháp luật

Là toàn bộ những biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan bao gồm các hành vi trái pháp luật, hậu quả của hành vi đó và những yếu tố như thời gian, địa điểm, cách thức, thủ đoạn, công cụ,......

  • Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật

Mặt chủ quan của VPPL bao gồm lỗi, động cơ và mục đích

- Là lỗi phản ánh thái độ tâm lí bên trong của chủ thể đó với hành vi trái pháp luật và hậu quả của hành vi đó.

+ Lỗi cố ý trực tiếp

+Lỗi cố ý gián tiếp

+ Lỗi vô ý vì quá tự tin

+ Lỗi vô ý do cẩu thả

- Động cơ vi phạm là động lực bên trong thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật

- Mục đích vi phạm pháp luật là kết quả trong ý thức mà chủ thể vi phạm pháp luật đặt ra và mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

  • Chủ thể của vi phạm pháp luật

Là những cá nhân hay tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lí, đã có hành vi vi phạm pháp luật.

  • Khách thể của vi phạm pháp luật

Là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại. Khách thể là yếu tổ phản ánh tính chất nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật

II. Có mấy loại vi phạm pháp luật 

Vi phạm pháp luật có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau dựa vào các tiêu chí phân loại khác nhau. Ví dụ, nếu căn cứ vào đối tượng và phương pháp điều chỉnh của pháp luật thì có thể chia vi phạm pháp luật thành các loại tương ứng với các ngành luật như vi phạm pháp luật hình sự, vi phạm pháp luật dân sự…
Trong khoa học pháp lý Việt Nam phổ biến là cách phân loại vi phạm pháp luật căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của vi phạm pháp luật. Theo tiêu chí này, vi phạm pháp luật được chia thành các loại sau:

Vi phạm pháp luật hình sự hay còn gọi là tội phạm

Theo pháp luật hình sự của Việt Nam thì tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN.

Vi phạm hành chính

Theo pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Việt Nam thì vi phạm hành chính là hành vi có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm hành chính trái với các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hoặc trái với các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử lý hành chính.
Có thể nói, VPHC là loại vi phạm có tính nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm. Điều này về cơ bản có thể thể hiện trên hai khía canh,một là, khách thể của VPHC có tầm quan trọng đối với đời sống xã hội thấp hơn so với khách thể của tội phạm, hai là, tính chất và mức độ thiệt hại cho xã hội do hành vi vi phạm hành chính gây ra cũng thấp hơn mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm hình sự gây ra.

Vi phạm dân sự

là hành vi trái pháp luật và có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm dân sự xâm hại tới các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân phi tài sản, quan hê nhân thân gắn vơi với tài sản. Đây là vi phạm pháp luật trong trường hợp chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của họ trong một quan hệ pháp luật dâ sự cụ thể.

Vi phạm kỷ luật nhà nước

là hành vi có lỗi của chủ thể trái với các quy chế, quy tắc xác lập trật tự trong nội bộ cơ quan, tổ chức, tức là không thực hiện đúng kỷ luật lao động, học tập, công tác hoặc phục vụ được đề ra trong nội bộ cơ quan, tổ chức đó. Chủ thể vi phạm kỉ luật nhà nước là cá nhân, tổ chức có quan hệ ràng buộc với một cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lí nhà nước.

Vi phạm Hiến pháp 

là hành vi có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm hiến pháp trái với các quy định của Hiến pháp.

ACC hy vọng đã hỗ trợ để có thể giúp bạn hiểu thêm về một số vấn đề về vi phạm pháp luật và phân loại vi phạm pháp luật. Nếu có gì thắc mắc quý đọc giả vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo