Bên cạnh việc ban hành pháp luật và áp dụng pháp luật, nhà nước đã tiến hành nhiều hoạt động để pháp luật có thể được thực hiện triệt để trong thực tế. Vậy thực hiện pháp luật là gì? Có mấy hình thức thực hiện pháp luật? Mời quý bạn đọc cùng theo dõi nội dung này trong bài viết dưới đây.

1. Pháp luật là gì?
Pháp luật có thể hiểu là một hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra hoặc được Nhà nước công nhận, thừa nhận có tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức và tính bặt buộc chung thể hiện ý chí của giai cấp nắm quyền lực Nhà nước và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.
2. Thực hiện pháp luật là gì?
Thực hiện pháp luật có thể hiểu đơn giản là hành vi của chủ thể (có thể được thể hiện ở dạng hành động hoặc không hành động) được tiến hành phù hợp với quy định, với yêu cầu của pháp luật, tức là không trái, không vượt quá khuôn khổ mà pháp luật đã quy định.
Thực hiện pháp luật có thể là một xử sự có tính chủ động, được tiến hành bằng một thao tác nhất đính nhưng đó cũng có thể là một xử sự có tính thụ động, tức là không tiến hành vượt xử sự bị pháp luật cấm.
3. Có mấy hình thức thực hiện pháp luật?
Hiện nay, có bốn hình thức thực hiện pháp luật, cụ thể bao gồm:
- Sử dụng pháp luật
Sử dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình (thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép). Những quy phạm pháp luật quy định về các quyền và tự do dân chủ của công dân được thực hiện dưới hình thức này. Nhà nước tạo khả năng cho chủ thể pháp luật có thể được hưởng những quyền nào đó và họ đã căn cứ vào mong muốn, điều kiện của mình để thực hiện các quyền này.
Ví dụ: công dân có quyền đi lại trong nước, ra nước ngoài và từ nước ngoài trở về nước theo quy định của pháp luật, Người dân được quyền xuất cảnh, người lao động được kí kết hợp đồng lao động, công dân được quyền tự do ngôn luận, công dân được quyền làm di chúc theo quy định của pháp luật dân sự và thừa kế,...
- Tuân thủ pháp luật
Tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế, không tiến hành những hoạt động mà pháp luật cấm. Những quy phạm pháp luật cấm đoán được thực hiện ở hình thức này. Sự kiềm chế của các chủ thể pháp luật được hiểu là khi pháp luật quy định cấm làm một điều gì đó thì họ không tiến hành hoạt động này mặc dù họ có cơ hội để thực hiện một hành vi bị cấm. Ở hình thức này, hành vi của chủ thể pháp luật được thể hiện dưới dạng không hành động.
Ví dụ: không nhận hối lộ, không sử dụng chất ma tuý, không được giết người, không được trộm cắp tài sản, cướp tài sản, không thực hiện hành vi lừa đảo, không lái xe trong tình trạng say rượu, không được lạng lách đánh võng,... đây là những hoạt động mà pháp luật cấm cho nên chủ thể tuân thủ
- Thi hành pháp luật
Thi hành pháp luật (chấp hành pháp luật) là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực. Ở hình thức này, hành vi của chủ thể thi hành pháp luật được thể hiện dưới dạng hành động. Chủ thể pháp luật phải tiến hành các hoạt động bắt buộc là khi họ ở trong điều kiện mà pháp luật quy định thì phải làm những việc mà nhà nước yêu cầu, họ không thể viện lí do để từ chối
Ví dụ: thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện nghĩa vụ đóng thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, nghĩa vụ lao động công ích, nghĩa vụ nuôi dạy con cái, chăm sóc ông bà, cha mẹ khi già yếu,...
- Áp dụng pháp luật
Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể. Đây là hình thức các chủ thể có thẩm quyền do pháp luật quy định giải quyết các vụ việc cụ thể xảy ra trong đời sống, nhằm xác định quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lí... cho các chủ thể cụ thể, trong những trường hợp cụ thể.
Ví dụ: Tòa án giải quyết vụ án lý hôn, giải quyết tranh chấp dân sự, xét xử vụ án hình sự; Uỷ ban nhân dân ra quyết định thu hồi đất; ra quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân; Cảnh sát giao thông xử phạt người có hành vi vi phạm quy định khi tham gia giao thông,...
Trên đây là nội dung Có mấy hình thức thực hiện pháp luật? Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, hãy liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận