Franchise Là Gì? Những điều cần nắm về franchise

1. Franchise là gì?

Franchises là thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Pháp. Trong lĩnh vực kinh doanh thì Franchise có nghĩa là nhượng quyền kinh doanh, mô hình này cho phép một cá nhân hoặc tổ chức được kinh doanh, bán hàng hoá hay dịch vụ theo theo hình thức, phương pháp kinh doanh của công ty, doanh nghiệp nhượng quyền tại một khu vực cụ thể theo các điều kiện nhất định.

Nói một cách cụ thể thì doanh nghiệp nhượng quyền thương hiệu (franchiser) sẽ cho phép những doanh nghiệp, công ty mua thương hiệu của mình (franchisee) sử dụng thương hiệu vào mục đích kinh doanh, bán hàng.

Bên nhận quyền kinh doanh sẽ được phép sử dụng thương hiệu, công thức sản xuất, phương pháp kinh doanh đổi lại họ sẽ phải trả một khoản phí sử dụng bản quyền hay chiết khấu % doanh thu trong khoảng thời gian nào đó cho bên nhượng quyền, điều này phụ thuộc vào sự thống nhất, thỏa thuận của hai bên.

Thông thường thì các chi phí liên quan đến cơ sở hạ tầng, nhân lực sẽ do bên mua thương hiệu đảm nhiệm. Còn công việc của doanh nghiệp nhượng quyền thương hiệu chỉ là chuyển giao các hình thức, mô hình kinh doanh hoặc có thể là hỗ trợ quảng bá, phát triển thương hiệu...

Khi hai bên đã quyết định hợp tác thì bên nhượng quyền cũng phải đảm bảo cung cấp đầy đủ, chính xác cũng như hỗ trợ bên nhận nhượng quyền đúng theo hợp đồng đã cam kết. Bên nhận nhượng quyền cũng phải tuân thủ những quy định, đảm bảo thực hiện đúng khuôn mẫu, quy trình kinh doanh đúng theo những gì mà bên nhượng quyền đã cung cấp.

2. Các hình thức nhượng quyền thương mại

- Nhượng quyền có tham gia quản lý: Trong hình thức nhượng quyền có tham gia quản lý này thì ngoài việc chuyển nhượng thương hiệu, mô hình kinh doanh như thường lệ thì bên nhượng quyền còn phải có trách nhiệm hỗ trợ, cung cấp người quản lý và điều hành doanh nghiệp cho bên cá nhân, tổ chức được nhận quyền.

- Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện:

Đúng như tên gọi của nó hình thức nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện sẽ mang tính toàn diện hơn đáp ứng yêu cầu của hai bên nhường và nhận. Với hình thức này thì bên nhượng quyền sẽ phải chia sẻ và chuyển nhượng ít nhất 4 loại sản phẩm cơ bản, bao gồm:

+ Chia sẻ những thông tin hệ thống bao gồm đầy đủ những chiến lược, mô hình, hỗ trợ tiếp thị, cẩm nang điều hành, quy trình vận hành được chuẩn hóa, chính sách quản lý,  kiểm soát, huấn luyện, quảng cáo, tư vấn và hỗ trợ khai trương.

+ Cung cấp, chuyển nhượng những bí quyết liên quan đến công nghệ sản xuất, hoạt động kinh doanh.

+ Sản phẩm, dịch vụ.

+ Hệ thống thương hiệu.

Trong khi đó bên mua thương hiệu sẽ phải có trách nhiệm thanh toán cho bên nhượng quyền hai khoản phí cơ bản là phí nhượng quyền ban đầu và phí hoạt động. Khoảng phí này thường được xác định và tính theo doanh số bán định kỳ.

- Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn: Hình thức nhượng quyền thương mại tiếp theo là nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn. Với hình thức này thì người nhượng quyền sẽ tham gia vốn đầu tư với tỉ lệ nhỏ dưới dạng liên doanh, lúc đó họ sẽ có quyền trực tiếp tham gia kiểm soát hệ thống bên nhận quyền. Mặc dù vố tham gia đóng góp chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng bên nhượng quyền vẫn có thể tham gia vào Hội đồng quản trị của công ty.

- Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện: Hình thức này sẽ mang nguyên tắc lỏng lẻo và ít khắt khe, chặt che hơn so với mô hình kinh doanh toàn diện. Thông thường sẽ bao gồm các trường hợp phổ biến như sau:

+ Nhượng quyền phân phối sản phẩm, dịch vụ.

+ Nhượng quyền công thức sản xuất sản phẩm và tiếp thị.

+ Nhượng quyền thương hiệu.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo