Cổ đông thiểu số là gì? [Cập nhật Chi tiết 2024]

Cổ đông là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến khi nhắc đến hình thức công ty cổ phần. Nhưng không phải ai cũng hiểu được khái niệm cổ đông thiểu số là gì. Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật ACC sẽ thông tin đến quý bạn đọc về cổ đông thiểu số là gì, lợi ích, quyền và nghĩa vụ của cổ đông thiểu số.

cổ đông thiểu số là gì
Cổ đông thiểu số là gì?

1. Căn cứ pháp lý

Luật Doanh nghiệp 2020.

2. Cổ đông thiểu số là gì?

Trước khi đưa ra khái niệm cổ đông thiểu số, cần hiểu được cổ đông là gì. Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần. Cổ phần là vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau, cũng chính là phần vốn nhỏ nhất của công ty cổ phần.

Về khái niệm cổ đông thiểu số là gì, hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào đưa ra định nghĩa về cụm từ này, đồng thời cũng tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa cổ đông thiểu số. Nhưng nhìn chung, có thể hiểu cổ đông thiểu số là những cổ đông sở hữu tỉ lệ cổ phần nhỏ trong một công ty và không có quyền kiểm soát, điều hành chi phối hay khả năng để áp đặt quan điểm, đường lối, ý chí, sách lược của mình trong hoạt động của công ty.

Theo từ điển Cambridge, cổ đông thiểu số là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu ít cổ phần trong một công ty hơn của một cổ đông nắm quyền kiểm soát.

3. Lợi ích của cổ đông thiểu số là gì?

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, lợi ích của cổ đông thiểu số là một phần của kết quả hoạt động thuần và giá trị tài sản thuần của một công ty con được xác định tương ứng cho các phần lợi ích không phải do công ty mẹ sở hữu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các công ty con.

Lợi ích của cổ đông thiểu số được ghi nhận trong quá trình lập báo cáo tài chính hợp nhất giữa công ty mẹ và công ty con. Trong đó, lợi ích của cổ đông thiểu số trong tài sản thuần của công ty con bị hợp nhất được xác định và trình bày trên bảng cân đối kế toán hợp nhất thành một chỉ tiêu riêng biệt, tách khỏi phần nợ phải trả và phần vốn chủ sở hữu của cổ đông của công ty mẹ. Theo đó, lợi ích của cổ đông thiểu số trong tài sản thuần gồm 2 trường hợp:

  • Giá trị các lợi ích của cổ đông thiểu số tại ngày hợp nhất kinh doanh ban đầu được xác định phù hợp với Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 11: “Hợp nhất kinh doanh”.

Trường hợp này lợi ích của cổ đông thiểu số tại công ty con được xác định tại thời điểm công ty mẹ tiến hành mua lại hoặc sáp nhập với một công ty con (hoặc nắm quyền kiểm soát công ty con này dưới hình thức gián tiếp, thông qua một công ty con trung gian khác), sau đó khoản mục lợi ích của các cổ đông thiểu số trong công ty con sẽ được xác định và trình bày lại trên báo cáo tài chính sau khi đã hợp nhất của công ty mẹ căn cứ vào chênh lệch giữa giá trị tài sản thuần và giá trị của khoản đầu tư.

  • Phần lợi ích của cổ đông thiểu số trong sự biến động của tổng vốn chủ sở hữu kể từ ngày hợp nhất kinh doanh.

Trong trường hợp này phần lợi ích của cổ đông thiểu số được xác định tại thời điểm lập báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ cho thời gian hoạt động sau thời điểm kết thúc quá trình đầu tư của công ty mẹ vào công ty con. Khi đó, các biến động của tài sản thuần và nguồn vốn chủ sở hữu trong thời gian hoạt động của công ty con sẽ được tính toán lại và phân bổ lại vào khoản mục “Lợi ích của cổ đông thiểu số” trên báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ.

4. Quyền và nghĩa vụ của cổ đông thiểu số là gì?

4.1. Quyền của cổ đông thiểu số

Theo quy định tại Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ đông thiểu số có các quyền sau:

  •  Các quyền cơ bản của cổ đông thiểu số như: tham dự và phát biểu trong các Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện theo ủy quyền; nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông; ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty; tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật doanh nghiệp 2020; …
  • Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có những quyền như: xem xét, tra cứu, trích lục số biên bản và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm, báo cáo của Ban kiểm soát, hợp đồng, giao dịch phải thông qua Hội đồng quản trị và tài liệu khác, trừ tài liệu liên quan đến bí mật thương mại, bí mật kinh doanh của công ty; yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020; yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết.
  • Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát.

4.2. Nghĩa vụ của cổ đông thiểu số

Căn cứ vào Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2020 cổ đông thiểu số có các nghĩa vụ như sau:

  • Thanh toán đủ và đúng thời hạn số cổ phần cam kết mua.
  • Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. Trường hợp có cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại khoản này thì cổ đông đó và người có lợi ích liên quan trong công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút và các thiệt hại xảy ra.
  • Tuân thủ Điều lệ công ty và quy chế quản lý nội bộ của công ty.
  • Chấp hành nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị.
  • Bảo mật các thông tin được công ty cung cấp theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật; chỉ sử dụng thông tin được cung cấp để thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; nghiêm cấm phát tán hoặc sao, gửi thông tin được công ty cung cấp cho tổ chức, cá nhân khác.
  • Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

5. Những câu hỏi thường gặp liên quan đến cổ đông thiểu số

5.1 Cách xác định cổ đông thiểu số như thế nào?

  •  Vốn góp của cổ đông thiểu số
  • Vai trò của cổ đông thiểu số khi thực hiện quyền biểu quyết thông qua các vấn đề tại cơ quan quyền lực cao nhất trong công ty.
  • Khả năng chi phối, kiểm soát hoạt động trong công ty giữa các nhóm cổ đông khác nhau.

5.2 Cổ đông thiểu số trong tiếng Anh là gì?

Cổ đông thiểu số trong tiếng Anh là: Minority shareholder.

5.3 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về cổ đông thiểu số là gì không?

Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về cổ đông thiểu số là gì uy tín, trọn gói cho khách hàng.

5.4 Chi phí dịch vụ tư vấn về cổ đông thiểu số là gì của công ty Luật ACC là bao nhiêu?

Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

Trên đây là những quy định pháp lý về cổ đông thiểu số là gì do Công ty luật ACC tổng hợp và gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng những nội dung trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn và chính xác về khái niệm cổ đông thiểu số là gì, lợi ích của cổ đông thiểu số và quyền, nghĩa vụ của cổ đông thiểu số. Nếu bạn đọc cần sự hỗ trợ tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu sử dụng dịch vụ thì hãy liên hệ cho chúng tôi thông qua:

• Hotline: 19003330

• Zalo: 084 696 7979

• Gmail: [email protected]

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo