Cổ đông sáng lập là gì? Quyền và nghĩa vụ của cổ đông sáng lập.

 

" Cổ đông sáng lập"- Là một thuật ngữ thường gặp trong doanh nghiệp, nhưng sẽ ít ai hiểu đúng khái niệm và vai trò của cổ đông sáng lập bởi lẽ nhiều người hay nhầm tưởng trong công ty cổ phần ai sở hữu cổ phần phổ thông thì đều là cổ đông sáng lập. Vậy bài viết này sẽ giúp hiểu rõ hơn về vấn đề này. 

Cổ đông sáng lập

Cổ đông sáng lập (hình minh hoạ)

 

1. Cổ đông sáng lập là gì?

Cổ đông sáng lập là những cá nhân và tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập của công ty cổ phần theo quy định của pháp luật. Được quy định rõ tại Khoản 4, Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020.

Đây là nhóm cổ đông có vai trò quan trọng trong quá trình thành lập và hoạt động của công ty. Công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập.

2. Điều kiện để trở thành cổ đông sáng lập. 

Theo Khoản 4 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: “Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần.”

Tại khoản 1 Điều 57 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP cũng quy định “Cổ đông sáng lập quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật Doanh nghiệp là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong Danh sách cổ đông sáng lập nộp cho Phòng Đăng ký kinh doanh tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Theo khoản 2 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập, theo đó: “Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.”

Tóm lại, một cổ đông được coi là cổ đông sáng lập khi có các điều kiện sau:

  • Số lượng cổ phần tối thiểu để trở thành cổ đông sáng lập là có ít nhất một phần cổ phần phổ thông. 
  • Phải ký tên trong Danh sách cổ đông sáng lập nộp cho Phòng Đăng ký kinh doanh tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp.
  • Cùng với các cổ đông sáng lập khác đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.

 Lưu ý, công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập. Trường hợp này, điều lệ công ty trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc các cổ đông phổ thông của công ty đó. 

3.  Quyền và nghĩa vụ của cổ đông sáng lập. 

3.1 Quyền của cổ đông sáng lập

Luật Doanh nghiệp 2020 quy định cụ thể, người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông. Trong khi đó, cổ đông sáng lập sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông. Do vậy, cổ đông sáng lập cũng có các quyền của một cổ đông phổ thông được quy định tại Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể như sau: Tham dự, phát biểu, thực hiện quyền biểu quyết trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông. Nhận cổ tức, được ưu tiên mua cổ phần mới tương ứng với tỷ lệ số cổ phần phổ thông mà cổ đông đang sở hữu trong công ty. Xem xét, tra cứu, trích xuất thông tin về tên và địa chỉ liên lạc trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết ,yêu cầu sửa thông tin không chính xác của mình. ….

Bên cạnh các quyền của một cổ đông phổ thông thì các cổ đông sáng lập của công ty cổ phần cũng được pháp luật quy định cho một số quyền riêng biệt khác. Cụ thể, theo quy định tại Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2020 thì chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Theo đó, cổ đông sáng lập sẽ có số phiếu biểu quyết cao hơn so với các cổ đông phổ thông khác. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định.

3.2 Nghĩa vụ của cổ đông sáng lập

 Cổ đông sáng lập của công ty cổ phần cũng có các nghĩa vụ mà cổ đông phổ thông quy định tại Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2020. Cụ thể như sau: Tiến hành việc thanh toán đủ và đúng thời hạn số cổ phần đã cam kết mua trước đó. Không được rút vốn bằng cổ phần phổ thông đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp công ty hoặc người khác mua lại cổ phần đó. Tuân thủ điều lệ của công ty và các quy chế quản lý nội bộ của công ty….

Ngoài việc tuân thủ các nghĩa vụ chung của một cổ đông phổ thông thì pháp luật còn quy định về một số nghĩa vụ riêng đối với các cổ đông sáng lập của công ty như sau:  Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế theo Khoản 3 Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2020. Hay trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập sẽ bị hạn chế quyền chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình. Cụ thể, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và sẽ chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập khi có được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.

Sau thời hạn 3 năm, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho bất cứ ai mà không cần phải có ý kiến chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông nữa.

Mẫu danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần

Mẫu danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần

4. Danh sách thành viên cổ đông sáng lập. 

Căn cứ theo Điều 25 Luật Doanh nghiệp 2020, danh sách sẽ có các mục như sau:

  • Tên cổ đông sáng lập.
  • Ngày tháng năm sinh (cổ đông sáng lập là cá nhân).
  • Giới tính.
  • Quốc tịch.
  • Dân tộc.
  • Chỗ ở hiện nay đối với cổ đông sáng lập là cá nhân.Địa chỉ trụ sở chính đối với tổ chức.
  • Số, ngày, cơ quan cấp CMND/CCCD hoặc Hộ chiếu với cá nhân, giấy chứng nhận ĐKDN hoặc các giấy chứng nhận tương đương đối với doanh nghiệp. Quyết định thành lập đối với tổ chức.
  • Vốn góp: Tổng số cổ phần (Số lượng, giá trị),tỷ lệ,loại cổ phần. Thời điểm góp vốn.
  • Mã số dự án, ngày, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư (nếu có). 
  • Chữ ký của cổ đông sáng lập.

5. Cổ đông sáng lập cần phải bắt buộc có trong công ty cổ phần không?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định như sau: “ Công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập.Trường hợp không có cổ đông sáng lập, Điều lệ công ty cổ phần trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc các cổ đông phổ thông của công ty đó.” 

Chính vì vậy, nếu trong trường hợp chuyển đổi từ doanh nghiệp khác thì không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập. 

6. Cổ đông sáng lập có được phép nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết?

Khoản 1 Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về cổ phần ưu đãi biểu quyết cụ thể như sau:”  Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần phổ thông có nhiều hơn phiếu biểu quyết so với cổ phần phổ thông khác, số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định. Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập có hiệu lực trong 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Quyền biểu quyết và thời hạn ưu đãi biểu quyết đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết do tổ chức được Chính phủ ủy quyền nắm giữ được quy định tại Điều lệ công ty. Sau thời hạn ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi biểu quyết chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.” 

Tóm lại, cổ đông sáng lập được phép nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết và có các quyền đối với cổ phần đó.

Trên đây là tất cả những nội dung về cổ đông sáng lập, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về cổ đông sáng lập vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:





Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (849 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo