Cơ chế quản trị doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại

co-che-quan-tri-doanh-nghiepCơ chế quản trị doanh nghiệp

1. Giới thiệu về cơ chế quản trị doanh nghiệp.

Ngân hàng thương mại có đặc thù là kinh doanh tiền tệ, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại tiềm ẩn nhiều rủi ro và có tác động mạnh đến nền kinh tế quốc dân. Như vậy thì cơ chế quản trị doanh nghiệp là gì? Cơ chế quản trị doanh nghiệp bao gồm những gì? Quy định của pháp luật về cơ chế quản trị doanh nghiệp. Để tìm hiểu hơn về cơ chế quản trị doanh nghiệp các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC để tham khảo về cơ chế quản trị doanh nghiệp nhé.

2. Căn cứ pháp lý liên quan.

  • Luật Ngân hàng nhà nước năm 2010
  • Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi năm 2017
  • Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.

3. Quản trị ngân hàng thương mại là gì?

Căn cứ theo quy định của Nghị định 71/2017/NĐ-CP hướng dẫn về quản trị công ty đối với công ty đại chúng tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này như sau:

 Quản trị công ty là hệ thống các nguyên tắc, bao gồm:

  • Đảm bảo cơ cấu quản trị hợp lý;
  • Đảm bảo hiệu quả hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;
  • Đảm bảo quyền lợi của cổ đông và những người có liên quan;
  • Đảm bảo đối xử công bằng giữa các cổ đông;
  • Công khai minh bạch mọi hoạt động của công ty.

4. Cơ chế quản trị doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại là gì?

Cơ chế quản trị doanh nghiệp tại ngân hàng gồm 2 nhóm cơ bản là cơ chế nội bộ và cơ chế bên ngoài.

4.1. Cơ chế nội bộ.

Cơ chế quản trị nội bộ của ngân hàng thương mại dựa trên sơ đồ bao gồm: 

  • Các cơ chế để thực hiện quyền của chủ sở hữu, 
  • Trách nhiệm của hội đồng quản trị, ban điều hành, các bộ phận liên quan 
  • Cơ chế tương tác giữa các bộ phận trong hệ thống quản trị doanh nghiệp nội bộ của ngân hàng thương mại.

Thứ nhất, cơ chế thực hiện quyền của chủ sở hữu bao gồm: 

  • Cơ chế tham dự và thông qua nghị quyết tại các cuộc họp hội đồng các thành viên chủ sở hữu; 
  • Cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động của chủ sở hữu; 
  • Cơ chế tiếp nhận thông tin của hội đồng quản trị, Ban điều hành; 
  • Cơ chế công khai, minh bạch thông tin.

Thứ hai, Hoạt động của hội đồng quản trị cần tuân thủ các cơ chế sau: 

  • Tuyển chọn hội đồng quản trị; 
  • Họp, thông qua nghị quyết của hội đồng quản trị; 
  • Kiểm soát ban điều hành của hội đồng quản trị; giải trình của hội đồng quản trị với chủ sở hữu.

Thứ ba, Cơ chế hoạt động của Ban kiểm soát: 

  • Theo mô hình quản trị doanh nghiệp 2 cấp, Ban kiểm soát do chủ sở hữu thành lập, trả thù lao, thực hiện chức năng kiểm soát hoạt động của hội đồng quản trị, Ban điều hành nhằm bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu.

Thứ tư, Hoạt động của Ban điều hành bao gồm các cơ chế: 

  • Tuyển chọn ban điều hành; 
  • Giám sát của ban điều hành đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng; Giải trình của Ban điều hành với hội đồng quản trị và chủ sở hữu. 
  • Theo đó, hội đồng quản trị chịu trách nhiệm tuyển chọn và bổ nhiệm Tổng giám đốc, thành viên Ban điều hành và các nhân sự quản lý cấp cao khác của ngân hàng.

3.2. Cơ chế bên ngoài.

Các ngân hàng thương mại cần quan tâm đến các cơ chế bên ngoài nhằm để đảm bảo tuân thủ các quy chế và các quy định của pháp luật. Các cơ chế bên ngoài của các ngân hàng thương mại như sau: Giám sát của cơ quan giám sát ngân hàng; giám sát của thị trường; giám sát của kiểm toán độc lập.

  • Cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng chịu trách nhiệm giám sát quản trị doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại thông qua ban hành hệ thống các quy định pháp lý liên quan và thiết lập các cơ chế giám sát hiệu quả quản trị doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại.
  • Cơ chế kiểm soát của cơ quan giám sát một mặt tạo động lực để các ngân hàng thương mại tuân thủ quy định pháp luật, hoàn thiện quy chế nội bộ trong hoạt động quản trị, mặt khác, cơ quan giám sát có thể kịp phát hiện sớm các yếu kém trong quản trị doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại và có biện pháp can thiệp kịp thời để tránh để lại các tác động xấu cho bản thân ngân hàng và hệ thống tài chính của quốc gia.

5. Kết luận cơ chế quản trị doanh nghiệp.

Trên đây là một số nội dung tư vấn cơ bản của chúng tôi về cơ chế quản trị doanh nghiệp và như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến cơ chế quản trị doanh nghiệp. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về cơ chế quản trị doanh nghiệp đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc, yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên về cơ chế quản trị doanh nghiệp vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo