Cơ chế là gì? Những điều cần biết

Cụm từ “cơ chế” được sử dụng phổ biến ở nước ta từ cuối những năm 1970, khi chúng ta bắt đầu có sự nghiên cứu về quản lý và kinh tế đang có sự thay đổi. Ví dụ như có các loại cơ chế sau đây: cơ chế hiện đại, cơ chế mới, cơ chế một cửa, cơ chế mở, cơ chế cải cách,… Vậy cơ chế là gì? Những điều cần biết? Mời quý đọc giả theo dõi bà viết dưới đây của ACC để biết thêm thông tin chi tiết nhé!

Cơ chế là gì Những điều cần biết

Cơ chế là gì Những điều cần biết

1. Cơ chế là gì?

Cơ chế là khái niệm được dùng để chỉ một quy luật vận hành của một hệ thống hay bất cứ một sự vật hiện tượng, một quy luật hoặc quá trình nào đó trong tự nhiên, xã hội, cơ chế còn là chỉ sự tương tác giữa các yếu tố với nhau kết thành nhờ hệ thống và nhờ vào việc tương tác đó mà hệ thống này hoạt động..

Cụm từ “cơ chế” được sử dụng phổ biến ở nước ta từ cuối những năm 1970, khi chúng ta bắt đầu có sự nghiên cứu về quản lý và kinh tế đang có sự thay đổi. Ví dụ như có các loại cơ chế sau đây: cơ chế hiện đại, cơ chế mới, cơ chế một cửa, cơ chế mở, cơ chế cải cách,…

Tóm lại, khái niệm cơ chế là gì là một khái niệm rộng và được ứng dụng trong nhiều ngành khoa học khác nhau, có thể thấy nó được ứng dụng từ khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội. Đối với ngành kinh tế học cơ chế cũng được nghiên cứu và sử dụng khác nhau tùy thuộc vào đối tượng và mục đích nghiên cứu của các nhánh kinh tế học khác nhau.

Cơ chế trong tiếng Anh là Mechanism.

Từ "cơ chế" là chuyển ngữ của từ mécanisme của phương Tây. Từ điển Le Petit Larousse (1999) giảng nghĩa "mécanisme" là "cách thức hoạt động của một tập hợp các yếu tố phụ thuộc vào nhau". Còn Từ điển Tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học 1996) giảng nghĩa cơ chế là "cách thức theo đó một quá trình thực hiện".

2. Một số khái niệm liên quan đến cơ chế:

Mặc dù không có khái niệm chung về “cơ chế” nhưng trong Từ điển Bách khoa Việt Nam- tập 1 đã đưa ra khái niệm về “cơ chế kinh tế” , “cơ chế thị trường”, “cơ chế lập luận”, “cơ chế điều chỉnh pháp luật”, “cơ chế tâm lý” v.v. Đây là những cơ chế về từng lĩnh vực cụ thể được sử dụng trong thực tiễn.

Cơ chế kinh tế được định nghĩa là “phương thức vận động của nền sản xuất xã hội được tổ chức và quản lý theo những quan hệ vốn có và được Nhà nước quy định; nó phải phù hợp với yêu cầu của các quy luật kinh tế, với đặc điểm của chế độ xã hội theo từng giai đoạn phát triển của xã hội ” (trang 612).

Trong lĩnh vực tin học, cơ chế lập luận được giải thích là phần chương trình thuộc hệ chuyên gia có chức năng thực hiện tự động các lập luận logic để từ cơ sở tri thức của hệ chuyên gia rút ra các kết luận mới hoặc chứng minh một kết luận mong muốn (trong 613).

Trong khoa học pháp lý, “cơ chế điều chỉnh pháp luật ” được hiểu là “hệ thống các biện pháp pháp luật tác động đến quan hệ xã hội , bao gồm toàn bộ những mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các bộ phận cấu thành: chủ thể pháp luật , quy phạm pháp luật và sự kiện pháp lý” (trang 612) .

Cơ chế quản lý được hiểu là sự tương tác qua lại lẫn nhau giữa các hình thức quản lý hay giữa các biện pháp quản lý với nhau. Những yếu tố cũng là nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ đến đối tượng quản lý. Mục đích của cơ chế quản lý để nhằm thu lại những kết quả như mong muốn, đẩy lùi những tiêu cực và đưa ra được các biện pháp phù hợp cho sự phát triển đó.

Cơ chế quản lý kinh tế là sự theo dõi, điều hành các tương tác, sự thay đổi, sự phát triển cũng như sự phát triển của kinh tế, về bản chất của cơ chế quản lý kinh tế đây là sự tương tác giữa các hình thức quản lý, ngoài ra ta cũng có thể hiểu cơ chế quản lý là sự diễn biến của quá trình quản lý. Trong diễn biến quá trình quản lý thì có sự tác động của nhiều biện pháp quản lý lên đối tượng và thu được những kết quả, sự khắc phục tiêu cực và đẩy mạnh tích cực.

Hiện nay Việt Nam đang được thực hiện cơ chế quản lý kinh tế dưới sự thống nhất của nhà nước, đất nước đã chuyển từ nền kinh tế bao cấp, tập trung sang nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế thị trường đã giúp cho nền kinh tế Việt Nam đạt được nhiều thành tựu to lớn, đưa Việt Nam thoát nghèo, ra khỏi tình trạng đói kém, từ nước chưa phát triển sang nước đang phát triển và có xu hướng phát triển đất nước hiện đại hóa, công nghiệp hóa.

3.Những ảnh hưởng khi không xây dựng cơ chế rõ ràng

Đất nước, doanh nghiệp muốn phát triển chắc chắc phải có một cơ chế của riêng mình, được xây dựng dựa trên đặc điểm, mục tiêu riêng. Cơ chế chính là kim chỉ nam, có tác dụng điều hướng, dẫn đường cho toàn bộ công việc sẽ diễn ra như mong đợi.

Chính vì vậy mà khi không thể xây dựng nên một cơ chế tốt thì khó mà hoạt động suôn sẻ được. Toàn bộ các mục tiêu dù có được lên kế hoạch bài bản như thế nào đi chăng nữa thì vẫn khó lòng có thể thực hiện được thành công. Không có cơ chế tốt, mọi thứ vẫn được tiến hành thế nhưng kết quả chắc chắn sẽ không được như những gì chúng ta đã kỳ vọng.

ACC hy vọng đã hỗ trợ để có thể giúp bạn hiểu thêm về một số vấn đề về cơ chế. Nếu có gì thắc mắc quý đọc giả vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo