Cơ chế bảo hiến là gì? (Cập nhật 2022)

Hiến pháp là văn kiện pháp lý quan trọng, cơ bản của một quốc gia, được xây dựng từ các nhà nước hiện đại. Do đó, cần phải có cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện, thi hành hiến pháp, tức là cơ chế bảo hiến. Vậy cơ chế bảo hiến là gì? Nguyên nhân của việc phải xây dựng cơ chế bảo hiến là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu trong bài viết sau đây bạn nhé.

cơ chế bảo hiến là gì
Cơ chế bảo hiến là gì

1. Cơ chế bảo hiến là gì?

Cơ chế bảo hiến (hay còn được gọi là bảo vệ hiến pháp), theo định nghĩa của một số từ điển pháp luật phổ biến, là thẩm quyền của các tòa án của một quốc gia được xem xét và đánh giá tính hợp hiến của các đạo luật hoặc quyết định của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp.

2. Các loại mô hình bảo hiến

  • Mô hình bảo hiến phi tập trung

Đây là mô hình tòa án tối cao và tòa án các cấp đều có chức năng và thẩm quyền giám sát tính hợp hiến, được xây dựng trên cơ sở học thuyết phân chia và kiềm chế đối trọng giữa các nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Mô hình có ưu điểm là bảo hiến một cách cụ thể vì nó liên quan đến từng vụ việc cụ thể.

  • Mô hình bảo hiến kiểu Pháp

Ở mô hình này, chỉ được giám sát tính hợp hiến của văn bản được phê chuẩn bởi nghị viện nhưng chưa được ban hành bởi tổng thống, cho phép giám sát tính hợp hiến của văn bản quy phạm pháp luật được tiến hành ngay trước khi văn bản được ban hành nên hạn chế đáng kể số văn bản vi hiến, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, điều đó lại dễ dàng cho cơ quan bảo hiến có thể can thiệp quá sâu quy trình lập pháp của nghị viện.

  • Mô hình bảo hiến tập trung

Khác với mô hình Mỹ, các nước lục địa châu Âu không trao cho tòa án tư pháp thực hiện giám sát Hiến pháp mà thành lập một cơ quan đặc biệt để thực hiện chức năng bảo hiến, có vị trí độc lập với quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Cơ quan này được gọi là Tòa án Hiến pháp hoặc Hội đồng bảo hiến, Viện Bảo hiến. Thẩm phán là những người có chuyên môn nghiệp vụ cao, được bổ nhiệm hay bầu cử theo một chế độ đặc biệt.

  • Mô hình bảo hiến hỗn hợp kiểu Âu - Mỹ

Theo mô hình này, thẩm quyền bảo hiến được trao cho cả cơ quan bảo hiến chuyên trách như Tòa án hiến pháp lẫn tất cả các tòa án thuộc hệ thống tư pháp. Trong đó, thẩm quyền của Tòa án Hiến pháp và Tòa án tối cao đối với những vụ việc cụ thể được quy định ngay trong Hiến pháp, các tòa án khác khi giải quyết một vụ việc cụ thể có quyền xem xét tính hợp hiến của các đạo luật và được quyền không áp dụng các đạo luật được cho là không phù hợp với hiến pháp.

  • Mô hình bảo hiến Hoa Kỳ

Hay còn được gọi là mô hình bảo hiến phân tán, trao quyền bảo hiến cho tất cả các tòa án, mà thẩm quyền cuối cùng là Tòa án Tối cao.

3. Vì sao phải bảo vệ Hiến pháp?

Thứ nhất, Hiến pháp quy định những việc quan trọng nhất của một quốc gia như:

  • Các quyền cơ bản của mỗi người dân, gồm có các quyền con người và quyền công dân;
  • Những nguyên tắc cơ bản của chế độ và hình thức tổ chức chính trị của quốc gia;
  • Việc bầu cử hay thành lập và cơ chế hoạt động của ba nhánh quyền lực nhà nước là lập pháp, hành pháp, tư pháp cũng như những cơ quan quan trọng nhất của nó;
  • Những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau, giữa nhà nước với công dân và với các nhà nước khác.

Thứ hai, Hiến pháp là luật cơ bản của một quốc gia, những gì mà Hiến pháp quy định có hiệu lực cao nhất, nghĩa là toàn bộ hệ thống luật pháp của một quốc gia phải được xây dựng và hoạt động trên cơ sở hiến pháp và không được trái với hiến pháp.

Nói một cách hình ảnh, Hiến pháp giống như nền móng, rường cột, kết cấu chính của một tòa nhà. Nó quyết định tính bền vững, độ cao, chiều rộng và tuổi thọ của ngôi nhà.

Trên đây là một số thông tin liên quan nhằm tìm hiểu về cơ chế bảo hiến là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề cơ chế bảo hiến là gì hoặc cần hỗ trợ tư vấn pháp lý, sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà công ty mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo