Cơ cấu ngành kinh tế là gì? (cập nhật 2024)

Ngành kinh tế là một bộ phận của nền kinh tế chuyên tạo ra hàng hóa và dịch vụ. Vậy cơ cấu ngành kinh tế là gì? Mời bạn cùng ACC tìm hiểu bài đọc dưới đây.

Main Law Books Shutterstock 1612680634
Cơ cấu ngành kinh tế là gì? (cập nhật 2022)

1. Khái niệm cơ cấu ngành kinh tế

Cơ cấu ngành kinh tế là tương quan giữa các ngành trong tổng thể nền kinh tế, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số lượng và chất lượng giữa các ngành với nhau. Các mối quan hệ này được hình thành trong những điều kiện kinh tế nhất định, luôn luôn vận động và hướng vào những mục tiêu cụ thể. Như vậy, cần phải hiểu cơ cấu ngành kinh tế theo những nội dung sau:
Thứ nhất là số lượng các ngành kinh tế được hình thành. Số lượng ngành kinh tế không cố định, nó luôn được hoàn thiện theo sự phát triển của phân công lao động xã hội. Theo thời gian và quan điểm đã có nhiều cách phân loại ngành kinh tế khác nhau. Để thống nhất cách phân loại ngành, Liên Hợp Quốc đã ban hành “Hướng dẫn phân loại ngành theo chuẩn quốc tế đối với toàn bộ các hoạt động kinh tế”. Theo tính chất công việc Liên Hợp Quốc đã gộp các ngành phân loại thành ba khu vực hay còn gọi là ba ngành gộp: Khu vực I bao gồm các  ngành nông – lâm – ngư nghiệp;  khu vực II bao gồm các ngành  công nghiệp và xây dựng;  khu vực III bao gồm các ngành dịch vụ.
Thứ hai là mối quan hệ tương đối giữa các ngành với nhau. Mối quan hệ này bao gồm cả mặt số lượng và chất lượng. Mặt số lượng thể hiện ở tỷ trọng (tính theo GDP, lao động, vốn…) của mỗi ngành trong tổng thể nền kinh tế quốc dân còn khá cạnh chất lượng phản ánh vị trí tầm quan trọng của từng ngành và tính chất của sự tác động qua lại giữa các ngành với nhau

2. Nội dung của cơ cấu ngành kinh tế

Nội dung của cơ cấu ngành kinh tế được thể hiện là:
- Đó là số lượng các ngành được hình thành. Số lượng này luôn luôn phát triển theo sự phân công lao động xã hội.
- Mối quan hệ về số lượng thể hiện ở tỉ trọng của mỗi ngành trong tổng thể.
- Mối quan hệ về chất lượng phản ánh vị trí, tầm quan trọng từng ngành, các mối liên kết kinh tế - kĩ thuật, kinh tế - xã hội và tính chất tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng.
Nói chung, mối quan hệ của các ngành về số lượng và chất lượng đều thường xuyên biến đổi và ngày càng trở nên phức tạp hơn theo sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội trong nước và quốc tế.

3. Cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam

Cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam thường được xem xét theo 3 nhóm ngành chính: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

Theo đó Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam bao gồm 5 cấp:

- Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U;

- Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp 1 tương ứng;

- Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp 2 tương ứng;

- Ngành cấp 4 gồm 486 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng;

- Ngành cấp 5 gồm 734 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành cấp 4 tương ứng.

Trên đây là một số vấn đề về cơ cấu ngành kinh tế là gì mà bạn đọc có thể tham khảo. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của quý bạn đọc về các vấn đề liên quan đến pháp lý. Mời bạn đọc tìm đọc thêm các giải đáp mà bên chúng tôi đã cung cấp. Trân trọng cảm ơn!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo