CIF là gì? Nhập khẩu giá CIF hiện nay [2024]

CIF hẳn là thuật ngữ mà bất kì ai làm thủ tục xuất nhập khẩu đều nghe tới. Nhằm mục đích đưa ra một cái nhìn tổng quát về CIF, ACC xin gửi tới bạn đọc bài viết dưới đây. 

CIF-nhap-khauCIF nhập khẩu 

1. CIF là gì? 

CIF được viết tắt của Cost , Insurance ,Freight ( chi phí, bảo hiểm, cước tàu), là điều kiện giao hàng tại cảng dỡ hàng hay cảng đến, khi tàu cập bên, người bán hết trách nhiệm và chuyển giao cho người mua. Điểm chuyển giao rủi ro là nơi mà hàng hóa được bốc xuống ở cảng dỡ hàng.

Với điều kiện CIF, người bán có trách nhiệm: Thuê tàu, đặt booking đóng các khoản phí: phí tàu biển, phí bảo hiểm và các loại local charges như THC, Seal. Bill fee hoặc telex Release nếu có. Trucking và làm các thủ tục hải quan, thanh lý hải quan để thông quan cho lô hàng và thanh toán các chi phí để đưa hàng hóa đến đích.

Người mua có trách nhiệm: Nhận hàng tại cảng đến, lấy vận đơn và các chứng từ liên quan đến tiền hàng; chịu mọi rủi ro tổn thất và rủi ro hàng hóa khi hàng hóa đã được đưa qua lan can tàu; chịu chi phí dỡ hàng, làm hàng, cầu tàu trừ trường hợp người bán chịu theo hợp đồng quy định; lấy giấy cho phép nhập khẩu và các giấy tờ liên quan khác.

2. Hướng dẫn tính CIF 

Giá Cif là mức giá được tính tại cầu cảng của nước nhập khẩu, nghĩa là bên bán chịu mọi chi phí cho đến khi hàng hóa được giao tại cảng của bên mua theo qui định.

Cách tính giá CIF(Giá nhập)
Công thức tính giá CIF

Giá CIF = Giá FOB + Cước vận tải biển + Phí bảo hiểm đường biển

Phí bảo hiểm được xác định dựa trên công thức:

CIF = (C+F) / (1-R)
I = CIF x R

Trong đó: 

I: phí bảo hiểm

C: giá hàng hóa nhập khẩu ( giá FOB )

R: tỷ lệ phí bảo hiểm(do công ty bảo hiểm quy định)

F: giá cước vận chuyển

Lưu ý: Đối với tỷ lệ phí bảo hiểm không có 1 tỷ lệ nhất định mà phải phụ thuộc vào từng gói hàng, phương thức vận chuyển,… để xác định. Về giá trị bảo hiểm được xác định bằng 110% của giá CIF của hàng hóa, sản phẩm nhập khẩu.

cifGiá CIF nhập khẩu 

3. Vai trò của CIF trong nhập khẩu hàng hoá

CIF thực sự là những điều khoản có lợi cho các doanh nghiệp có quy mô hoạt động vừa và nhỏ. Trách nhiệm của người mua cao hơn người bán, tuy nhiên, hãy nhớ rằng, chi phí mà họ phải trả sẽ ít hơn bên bán. 

Người bán sẽ được làm việc với bên vận chuyển nên họ có thể kiếm thêm lợi nhuận so với người mua. 

Người mua sẽ gặp khá nhiều rắc rối trong việc kiểm soát lô hàng nếu như lô hàng lớn. 

Tuy nhiên CIF so với FOB thì có nhiều điểm khác biệt như cước phí, bảo hiểm,…Việc cân nhắc dùng điều kiện FOB hay CIF đòi hỏi chúng ta có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề xử lý hàng. Trong Nhóm F còn có các điều kiện giao hàng khác là FCA, FAS và FOB. 

4. Những câu hỏi thường gặp.

Những lưu ý khi sử dụng CIF?

Điều kiện CIF chỉ áp dụng cho những kiện hàng được giao bằng đường biển và đường thủy nội địa. Theo quy định của điều kiện CIF, cho dù hãng tàu có yêu cầu người bán giao hàng/giao Container ở ICD hay cảng biển lớn thì khi nào hàng đã nằm trên tàu rồi thì người bán mới hết trách nhiệm chịu rủi ro.

Điều kiện CIF là gì?

CIF là gì? CIF được hiểu là điều kiện giao hàng, tức là giao hàng tại cảng dỡ hàng: “Cost, Insurance, Freight (tiền hàng, bảo hiểm, cước phí)”. Thông thường, điều kiện này thường được viết liền với một tên cảng biển nào đó bất kỳ (ví dụ: CIF Haiphong). Về cơ bản, CIF có sự phân chia trách nhiệm và rủi ro giữa người mua với người bán trong Thương mại quốc tế.

Với điều kiện CIF này, người bán hàng phải chịu chi phí thuê tàu, bảo hiểm đến cảng dỡ hàng. Trong ví dụ trên với CIF Hải Phòng, bạn hiểu rằng người bán sẽ mua bảo hiểm và chuyển hàng đến cảng Hải Phòng, người mua nhận hàng và làm tiếp thủ tục từ địa điểm giao hàng này.

Khi nào doanh nghiệp nên mua CIF?

CIF thực sự là những điều khoản có lợi cho các doanh nghiệp có quy mô hoạt động vừa và nhỏ. Trách nhiệm của người mua cao hơn người bán, tuy nhiên, hãy nhớ rằng, chi phí mà họ phải trả sẽ ít hơn bên bán. 

Người bán sẽ được làm việc với bên vận chuyển nên họ có thể kiếm thêm lợi nhuận so với người mua. 

Người mua sẽ gặp khá nhiều rắc rối trong việc kiểm soát lô hàng nếu như lô hàng lớn. 

Chuyển giao rủi ro trong CIF?

Chuyển giao rủi ro là điều tạo nên sự khác biệt giữa các điều khoản được quy định trong Incoterms. Theo đó, nội dung của điều khoản CIF quy định rằng, rủi ro chuyển giao từ cảng xếp hàng. Người bán có trách nhiệm mua bảo hiểm đường biển thay cho người mua, sau khi hoàn tất sẽ tiến hành gửi bảo hiểm cho người mua cùng các chứng từ liên quan. Như vậy, bên được bảo hiểm chính là bên mua. Khi có tổn thất ngoài ý muốn trên đường vận chuyển lô hàng, người mua sẽ là bên đứng ra đòi bảo hiểm bồi thường. 

Với quy định của CIF, bên bán sẽ có trách nhiệm trả phí vận chuyển lô hàng nhưng sẽ không cần chịu rủi ro cho lô hàng trong suốt quá trình vận chuyển trên biển. 

Trên đây là những thông tin cơ bản về CIF nhập khẩu hiện nay. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu thêm về các dịch vụ nhập khẩu hàng hoá vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn!

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo