Chúng ta thường nghe cụm từ chuyên trách khi nói một người chuyên trách với công việc cụ thể nào đó. Vậy chuyên trách là gì? Xin mời quý bạn đọc theo dõi các thông tin tham khảo dưới đây để hiểu thêm về khái niệm này.
1. Chuyên trách là gì?
Theo từ điển tiếng Việt thì chuyên trách là chuyên chỉ làm và chỉ chịu trách nhiệm một việc nào đó.
Chuyên trách là việc cá nhân, tổ chức có kỹ năng, kiến thức và làm chuyên về một lĩnh vực, ngành nghề nào đó và chỉ chịu trách nhiệm với công việc, lĩnh vực mà mình nắm vững.
Chuyên trách thể hiện ở sự chuyên môn, chuyên đảm nhận một chức vụ, công việc, nhiệm vụ nhất định. Trách có nghĩa là trách nhiệm, thể hiện cá nhân tự chịu trách nhiệm với công việc, nhiệm vụ do mình thực hiện.
2. Các chức danh, cơ quan chuyên trách theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành
Theo quy định của pháp luật hiện hành, có các chức danh chuyên trách sau:
- cán bộ chuyên trách,
- đại biểu Quốc hội chuyên trách
Các cơ quan chuyên trách theo quy định hiện hành gồm có:
- Tòa án chuyên trách
- Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia
- Các đơn vị chuyên trách trong các cơ quan nhà nước
- Cơ quan chuyên trách Hội Liên hiệp phụ nữ
- một số cơ quan chuyên trách khác.
Cán bộ chuyên trách là những người được bầu để giữ chức vụ nhất định theo nhiệm kỳ, chịu trách nhiệm chuyên môn về một lĩnh vực, công việc nào đó. Cán bộ chuyên trách được hưởng chế độ lương, phụ cấp theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ.
Tòa án chuyên trách là tòa án thuộc cơ cấu tổ chức của hệ thống Tòa án nhân dân, được tổ chức và giao thẩm quyền chuyên xét xử những vụ án trong những ngành chuyên biệt như dân sự, hình sự, hành chính, lao động, ….
Hiện nay có các tòa án chuyên trách sau đây:
- Tòa án dân sự,
- Tòa án hình sự,
- Tòa án kinh tế,
- Tòa án lao động,
- Tòa án hành chính,
- Tòa gia đình và người chưa thành niên.
Đại biểu quốc hội chuyên trách là Đại biểu Quốc hội chỉ làm nhiệm vụ đại biểu của nhân dân và công việc Quốc hội giao.
3. Bán chuyên trách là gì?
Bán chuyên trách thể hiện ở tính không chuyên, không đảm nhiệm một công việc cụ thể nào mà là làm việc kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ dựa trên sự giao phó của cấp trên quản lý trực tiếp.
Xen kẽ với những cá nhân đảm nhiệm chức vụ chuyên trách thì tại cơ quan nhà nước có khá nhiều cán bộ, nhân viên giữ vai trò bán chuyên trách.
4. Chế độ đối với cán bộ chuyên trách và cán bộ không chuyên trách
Đối với cán bộ chuyên trách: Cán bộ chuyên trách sẽ được hưởng lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ căn cứ vào quy định của pháp luật về cán bộ.
Ngoài ra còn được hưởng chế độ thưởng, phụ cấp theo quy định của pháp luật đối với từng chức vụ.
Đối với cán bộ không chuyên trách: Cán bộ không chuyên trách sẽ được hưởng phụ cấp tương ứng với công việc của mình được giao phó. Cán bộ không chuyên trách chỉ được hưởng các chế độ phụ cấp và bảo hiểm y tế.
5. Một số câu hỏi thường gặp
5.1. Cán bộ không chuyên trách cấp xã là ai?
Theo quy định của Nghị định 112/2011/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung) thì người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã giữ giữ các chức danh: Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam,…
5.2. Cán bộ không chuyên trách cấp xã có được kiêm nhiệm chức danh khác?
Thông tư số 13/2019/TT-BNV không quy định các trường hợp không được kiêm nhiệm của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
Do vậy, người hoạt động không chuyên trách cấp xã nếu đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện của cộng tác viên xã hội cấp xã quy định tại Thông tư số 07/2013/TT-BLĐTBXH ngày 24/5/2013 và được cơ quan có thẩm quyền ký kết hợp đồng cộng tác viên thì được thực hiện đồng thời cả hai chức danh theo quy định của pháp luật.
Trên đây là toàn bộ các thông tin tham khảo liên quan đến việc xác định chuyên trách là gì mà ACC muốn gửi gắm đến bạn. Nếu bạn đọc trong quá trình tìm hiểu có các thắc mắc khác hoặc có mong muốn sử dụng các dịch vụ luật sư uy tín và hàng đầu hiện nay, bạn hãy liên hệ ngay đến ACC để được hỗ trợ, tư vấn nhanh chóng và cụ thể.
Nội dung bài viết:
Bình luận