Chuyển giao công nghệ tiếng anh là gì? [Chi tiết 2024]

Chuyển giao công nghệ là quá trình chuyển giao các kỹ năng, kiến thức, các công nghệ, các phương pháp sản xuất, các mẫu sản phẩm và các cơ sở giữa các chính phủ hay viện đại học và các học viện giáo dục khác để đảm bảo các sự phát triển và công nghệ có thể truy cập từ đa số người dùng, những người có thể phát triển và khai thác nhiều hơn công nghệ để chuyển thành các dịch vụ, vật liệu, ứng dụng, quá trình và sản phẩm mới. Chuyển giao công nghệ có liên hệ gần gũi với (có thể tranh cãi xem như là tập con của) chuyển giao kiến thức. Chuyển giao theo chiều ngang là sự vận động của các công nghệ từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác. Chuyển giao theo chiều dọc khi các công nghệ được chuyển giao từ các trung tâm nghiên cứu ứng dụng đến các văn phòng phát triển và nghiên cứu. Mời bạn tham khảo bài viết: Chuyển giao công nghệ tiếng anh là gì? [Chi tiết 2023].

chuyen-giao-cong-nghe

Chuyển giao công nghệ tiếng anh là gì? [Chi tiết 2023]

1. Khái niệm chuyển giao công nghệ

Chuyển giao công nghệ (tiếng Anh: Technology transfer) là chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp, bí quyết, kiến thức kĩ thuật. Các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp luôn nằm trong thị trường. Phát triển thị trường khoa học và công nghệ được coi là định hướng chiến lược trong phát triển khoa học và công nghệ nói chung, đồng thời góp phần hoàn thiện đồng bộ các yếu tố thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

2. Phân loại chuyển giao công nghệ

  • Chuyển giao quyền sở hữu công nghệ:

Là việc chủ sở hữu công nghệ chuyển giao toàn bộ quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt công nghệ cho tổ chức, cá nhân khác. Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì việc chuyển giao quyền sở hữu công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

  • Chuyển giao quyền sử dụng công nghệ:

Là việc tổ chức, cá nhân cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng công nghệ của mình.

Phạm vi chuyển giao quyền sử dụng công nghệ do các bên thỏa thuận bao gồm:

+ Độc quyền hoặc không độc quyền sử dụng công nghệ;

+ Được chuyển giao lại hoặc không được chuyển giao lại quyền sử dụng công nghệ cho bên thứ ba;

+ Lĩnh vực sử dụng công nghệ;

+ Quyền được cải tiến công nghệ, quyền được nhận thông tin cải tiến công nghệ;

+ Độc quyền hoặc không độc quyền phân phối, bán sản phẩm do công nghệ được chuyển giao tạo ra;

+ Phạm vi lãnh thổ được bán sản phẩm do công nghệ được chuyển giao tạo ra;

+ Các quyền khác liên quan đến công nghệ được chuyển giao.

Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì việc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

3. Đối tượng chuyển giao công nghệ

Theo Bộ luật dân sự, đối tượng chuyển giao công nghệ gồm:

1) Các đối tượng sở hữu công nghiệp (gồm sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, quyền sử dụng đối với tên gọi xuất xứ hàng hoá và quyền sở hữu các đối tượng khác do pháp luật quy định) có hoặc không kèm theo máy móc thiết bị mà pháp luật cho phép chuyển giao;

2) Bí quyết, kiến thức kĩ thuật về công nghệ dưới dạng phương án công nghệ, các giải pháp kĩ thuật, quy trình công nghệ, phần mềm máy tính, tài liệu thiết kế, công thức, thông số kĩ thuật, bản vẽ, sơ đồ kĩ thuật có kèm hoặc không kèm theo máy móc thiết bị;

3) Các dịch vụ kĩ thuật, đào tạo nhân viên kĩ thuật, cung cấp thông tin về công nghệ chuyển giao;

4) Các giải pháp hợp lí hoá sản xuất,

Cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác là chủ Sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc có quyền định đoạt các đối tượng sở hữu công nghiệp, là chủ sở hữu bí quyết, kiến thức kĩ thuật có quyền chuyển giao công nghệ.

4. Các loại hình dịch vụ chuyển giao công nghệ

Việc quy định chuyển giao công nghệ nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân hoạt động chuyển giao công nghệ, do đó có các loại hình dịch vụ chuyển giao công nghệ sau đây:

  • Môi giới chuyển giao công nghệ.
  • Tư vấn chuyển giao công nghệ.
  • Đánh giá công nghệ.
  • Thẩm định giá công nghệ.
  • Giám định công nghệ.

5. Phạm vi quyền chuyển giao công nghệ

  1. Chủ sở hữu công nghệ có quyền chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng công nghệ.
  2. Tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu công nghệ cho phép chuyển giao quyền sử dụng công nghệ có quyền chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó.
  3. Tổ chức, cá nhân có công nghệ là đối tượng sở hữu công nghiệp nhưng đã hết thời hạn bảo hộ hoặc không được bảo hộ tại Việt Nam có quyền chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó.
Trên đây là một số thông tin về Chuyển giao công nghệ tiếng anh là gì? [Chi tiết 2023] - hành chính do Ban Tổ chức Trung ương ban hành – Công ty Luật ACC, mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo