Chuyển giao công nghệ tế bào gốc (cập nhật 2024)

Bài viết dưới đây công ty Luật ACC sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin liên quan đến chuyển giao công nghệ tế bào gốc. Việc chuyển giao công nghệ tế bào gốc sẽ được thực hiện bài bản, đồng bộ, đúng pháp luật để ứng dụng trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe người dân, chữa các bệnh hiểm nghèo và phục vụ ngành thẩm mỹ đang nở rộ ở Việt Nam. Tham khảo bài viết dưới đây nếu bạn có bất kì thắc mắc nào bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. ACC đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín và chuyên nghiệp. Mời bạn cùng tham khảo!

chuyen-giao-cong-nghe-te-bao-goc

Chuyển giao công nghệ tế bào gốc

1. Chuyển giao công nghệ tế bào gốc

Theo qui định của Luật chuyển giao công nghệ 2017 thì: “Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.”

Như vậy, từ định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu, chuyển giao công nghệ là:

  • Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ: là việc chủ sở hữu công nghệ chuyển giao toàn bộ quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt công nghệ cho tổ chức, cá nhân khác ( theo Điều 158 Bộ Luật dân sự 2015).
  • Chuyển giao quyền sử dụng công nghệ nghĩa là tổ chức, cá nhân cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng công nghệ của mình.

Vậy chuyển giao công nghệ tế bào gốc là việc chủ sở hữu công nghệ sáng tạo ra được dây chuyền sản xuất và chuyển giao toàn bộ quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt công nghệ cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng công nghệ này của mình.

2. Công nghệ tế bào gốc

Công nghệ tế bào gốc đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới, ở Việt Nam các chuyên gia cũng đã bắt đầu nghiên cứu về vấn đề này. Sử dụng công nghệ tế bào gốc, có thể điều trị đặc biệt hiệu quả các bệnh như bệnh ung thư máu, các bệnh lý về tim mạch và các loại bệnh lý khác.

Các tế bào trong cơ thể đều có mục đích cụ thể, nhưng tế bào gốc là các tế bào chưa có vai trò cụ thể và có thể trở thành hầu như bất kỳ tế bào nào được yêu cầu. Tế bào gốc là những tế bào không phân biệt có thể biến thành các tế bào cụ thể, khi cơ thể cần. Các nhà khoa học quan tâm đến tế bào gốc vì chúng giúp giải thích một số chức năng của cơ thể hoạt động như thế nào và tại sao đôi khi chúng trục trặc. Tế bào gốc cũng hứa hẹn được sử dụng để điều trị một số bệnh hiện không có cách chữa.

3. Tầm quan trọng của tế bào gốc

Cơ thể của một người chứa các tế bào gốc trong suốt cuộc đời của họ. Cơ thể có thể sử dụng các tế bào gốc này bất cứ khi nào nó cần. Tế bào gốc trưởng thành tồn tại khắp cơ thể kể từ khi phôi phát triển. Các tế bào ở trạng thái không đặc hiệu, nhưng chúng chuyên biệt hơn tế bào gốc phôi. Chúng vẫn ở trong trạng thái này cho đến khi cơ thể cần chúng cho một mục đích cụ thể, ví dụ các tế bào da hoặc cơ.

Hàng ngày cơ thể liên tục làm mới các mô. Ở một số bộ phận của cơ thể, chẳng hạn như ruột và tủy xương, các tế bào gốc thường xuyên phân chia để tạo ra các mô cơ thể mới để bảo trì và sửa chữa. Tế bào gốc có mặt bên trong các loại mô khác nhau. Các nhà khoa học đã tìm thấy tế bào gốc trong các mô, bao gồm:

  • Não
  • Tủy xương
  • Máu và mạch máu
  • Cơ xương
  • Da
  • Gan

Tuy nhiên, khó có thể tìm thấy tế bào gốc. Chúng có thể không phân chia và không đặc hiệu trong nhiều năm cho đến khi cơ thể triệu tập để sửa chữa hoặc phát triển mô mới.

Nếu bạn muốn tìm hiểu về chuyển giao công nghệ nói chung và chuyển giao công nghệ tế bào gốc nói riêng thì đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi.

Bạn đừng lo vì đội ngũ nhân viên của chúng tôi bao gồm những Luật sư dày dặn kinh nghiệm, đã từng xử lý thành công hàng ngàn hồ sơ chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng, hãy liên hệ ngay với ACC để được tư vấn miễn phí theo thông tin bên dưới:

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo