Chuyển giao công nghệ quốc tế là gì? [Chi tiết 2024]

Luật này quy định về hoạt động chuyển giao công nghệ tại Việt Nam, từ nước ngoài vào Việt Nam, từ Việt Nam ra nước ngoài; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ; thẩm định công nghệ dự án đầu tư; hợp đồng chuyển giao công nghệ; biện pháp khuyến khích chuyển giao công nghệ, phát triển thị trường khoa học và công nghệ; quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ. Mời bạn tham khảo bài viết để biết thêm về: Chuyển giao công nghệ quốc tế là gì? [Chi tiết 2023].

Luật Chuyển giao công nghệ 2017 Số hiệu 07/2017/QH14 - LawNet

Chuyển giao công nghệ quốc tế là gì? [Chi tiết 2023]

1. Khái niệm Chuyển giao công nghệ?

1. Chuyển giao công nghệ: là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.

Trong đó:

Chuyển giao quyền sở hữu công nghệ: là việc chủ sở hữu công nghệ chuyển giao toàn bộ quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt công nghệ cho tổ chức, cá nhân khác. Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì việc chuyển giao quyền sở hữu công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Chuyển giao quyền sử dụng công nghệ: tổ chức, cá nhân cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng công nghệ của mình.

Phạm vi chuyển giao quyền sử dụng công nghệ do các bên thỏa thuận bao gồm:

+ Độc quyền hoặc không độc quyền sử dụng công nghệ;

+ Được chuyển giao lại hoặc không được chuyển giao lại quyền sử dụng công nghệ cho bên thứ ba;

+ Lĩnh vực sử dụng công nghệ;

+ Quyền được cải tiến công nghệ, quyền được nhận thông tin cải tiến công nghệ;

+ Độc quyền hoặc không độc quyền phân phối, bán sản phẩm do công nghệ được chuyển giao tạo ra;

+ Phạm vi lãnh thổ được bán sản phẩm do công nghệ được chuyển giao tạo ra;

+ Các quyền khác liên quan đến công nghệ được chuyển giao.

Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì việc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

2. Chủ thể có quyền chuyển giao công nghệ

Bao gồm:

- Chủ sở hữu công nghệ có quyền chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng công nghệ.

- Tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu công nghệ cho phép chuyển giao quyền sử dụng công nghệ có quyền chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó.

- Tổ chức, cá nhân có công nghệ là đối tượng sở hữu công nghiệp nhưng đã hết thời hạn bảo hộ hoặc không được bảo hộ tại Việt Nam có quyền chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó.

3. Đối tượng của chuyển giao công nghệ

a. Đối tượng công nghệ được chuyển giao:

- Bí quyết kỹ thuật (là thông tin được tích luỹ, khám phá trong quá trình nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh của chủ sở hữu công nghệ có ý nghĩa quyết định chất lượng, khả năng cạnh tranh của công nghệ, sản phẩm công nghệ);

- Kiến thức kỹ thuật về công nghệ được chuyển giao dưới dạng phương án công nghệ, quy trình công nghệ, giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu;

- Giải pháp hợp lý hoá sản xuất, đổi mới công nghệ.

Đối tượng công nghệ được chuyển giao có thể gắn hoặc không gắn với đối tượng sở hữu công nghiệp.

b. Đối tượng công nghệ được khuyến khích chuyển giao: là công nghệ cao, công nghệ tiên tiến đáp ứng một trong các yêu cầu sau đây:

- Tạo ra sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao;

- Tạo ra ngành công nghiệp, dịch vụ mới;

- Tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu;

- Sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo;

- Bảo vệ sức khỏe con người;

- Phòng, chống thiên tai, dịch bệnh;

- Sản xuất sạch, thân thiện môi trường;

- Phát triển ngành, nghề truyền thống.;

c. Đối tượng công nghệ hạn chế chuyển giao: trong một số trường hợp để nhằm mục đích:

- Bảo vệ lợi ích quốc gia;

- Bảo vệ sức khỏe con người;

- Bảo vệ giá trị văn hoá dân tộc;

- Bảo vệ động vật, thực vật, tài nguyên, môi trường;

- Thực hiện quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

d. Đối tượng công nghệ cấm chuyển giao nếu:

- Công nghệ không đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo đảm sức khỏe con người, bảo vệ tài nguyên và môi trường.

- Công nghệ tạo ra sản phẩm gây hậu quả xấu đến phát triển kinh tế - xã hội và ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

- Công nghệ không được chuyển giao theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Công nghệ thuộc Danh mục bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Tại sao phải chuyển giao công nghệ? [Chi tiết 2023]

Tại sao doanh nghiệp cần thực hiện chuyển giao công nghệ? Việc này đem lại lợi ích gì cho nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng? Dưới đây là một số vai trò của CGCN cơ bản nhất.

Bắt kịp xu hướng công nghệ trên thị trường

Khi sử dụng phương thức CGCN từ một đơn vị khác, doanh nghiệp sẽ không mất quá nhiều thời gian cho việc chuẩn bị các công đoạn sản xuất. Điều này giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng bắt kịp với xu hướng trên thị trường.

Đẩy mạnh quá trình đổi mới công nghệ

Một sản phẩm muốn cạnh tranh được trên thị trường thì nó phải sở hữu chất xám cao. Để đạt được điều đó thì giải pháp tốt nhất là luôn luôn đổi mới công nghệ. Tùy vào chiến lược của từng sản phẩm mà sự đổi mới sẽ được thực hiện từng phần, từng công đoạn hoặc cũng có thể là đổi mới toàn bộ. Việc đổi mới công nghệ cũng được xem như là một nhu cầu của quá trình CGCN.

Bất kì một doanh nghiệp nào sử dụng công nghệ hoặc giải pháp phần mềm đều phải thực hiện bước “chuyển giao công nghệ” khi thực hiện các giao dịch bản quyền. Mô hình ERP đang được sử dụng rất nhiều nhằm đổi mới phương thức quản lý, sản xuất nên trở thành một trong những nhân tố quan trọng ở lĩnh vực này.

Hạn chế rủi ro trong quá trình sản xuất

Khi bắt tay vào việc nghiên cứu và phát triển một công nghệ sản xuất mới, doanh nghiệp sẽ phải tiến hành thử nghiệm nhiều lần để tìm ra giải pháp tốt nhất. Như vậy rủi ro trong quá trình này cũng cao hơn.

Tuy nhiên, khi mua sản phẩm từ quá trình CGCN thì sản phẩm đã được kiểm nghiệm và nghiên cứu kỹ càng từ đơn vị trước. Chính vì vậy, doanh nghiệp khi nhận CGCN cũng sẽ hạn chế rủi ro đến mức tối đa.

Có thể tùy biến sản phẩm đặc trưng dễ dàng

Mặc dù khi nhận CGCN, doanh nghiệp sẽ áp dụng lại những quy trình kỹ thuật của đơn vị trước đó. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tùy biến, điều chỉnh trong quá trình sản xuất sản phẩm để tạo ra thành phẩm đặc trưng của riêng mình.

Trên đây là một số thông tin về Chuyển giao công nghệ quốc tế là gì? [Chi tiết 2023] – Công ty Luật ACC, mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (751 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo