Chuyển giao công nghệ là gì (Cập nhật 2024)

Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì vấn đề về chuyển giao công nghệ luôn được nhiều người quan tâm. Việc trao đổi, mua bán các phương pháp, bí quyết công nghệ này trên thị trường không đơn giản là các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá, tài sản, dịch vụ bình thường mà liên quan đến rất nhiều vấn để giữa bên cung và bên cầu và những vấn đề này có thể hiểu nôm na là chuyển giao công nghệ. Vậy chuyển giao công nghệ là gì? Tầm quan trọng của nó như thế nào trong cuộc sống? Hãy cũng theo dõi bài viết dưới đây của ACC để được giải đáp một cách cụ thể và chi tiết.

chuyen-giao-cong-nghe-la-gi

Chuyển giao công nghệ là gì?

1. Khái niệm chuyển giao công nghệ

Chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp, bí quyết, kiến thức kĩ thuật. Các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp luôn nằm trong thị trường. Phát triển thị trường khoa học và công nghệ được coi là định hướng chiến lược trong phát triển khoa học và công nghệ nói chung, đồng thời góp phần hoàn thiện đồng bộ các yếu tố thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

2. Phân loại chuyển giao công nghệ

  • Chuyển giao quyền sở hữu công nghệ:

Là việc chủ sở hữu công nghệ chuyển giao toàn bộ quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt công nghệ cho tổ chức, cá nhân khác. Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì việc chuyển giao quyền sở hữu công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

  • Chuyển giao quyền sử dụng công nghệ:

Là việc tổ chức, cá nhân cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng công nghệ của mình.

Phạm vi chuyển giao quyền sử dụng công nghệ do các bên thỏa thuận bao gồm:

+ Độc quyền hoặc không độc quyền sử dụng công nghệ;

+ Được chuyển giao lại hoặc không được chuyển giao lại quyền sử dụng công nghệ cho bên thứ ba;

+ Lĩnh vực sử dụng công nghệ;

+ Quyền được cải tiến công nghệ, quyền được nhận thông tin cải tiến công nghệ;

+ Độc quyền hoặc không độc quyền phân phối, bán sản phẩm do công nghệ được chuyển giao tạo ra;

+ Phạm vi lãnh thổ được bán sản phẩm do công nghệ được chuyển giao tạo ra;

+ Các quyền khác liên quan đến công nghệ được chuyển giao.

Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì việc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

3. Đối tượng chuyển giao công nghệ

Theo Bộ luật dân sự, đối tượng chuyển giao công nghệ gồm:

1) Các đối tượng sở hữu công nghiệp (gồm sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, quyền sử dụng đối với tên gọi xuất xứ hàng hoá và quyền sở hữu các đối tượng khác do pháp luật quy định) có hoặc không kèm theo máy móc thiết bị mà pháp luật cho phép chuyển giao;

2) Bí quyết, kiến thức kĩ thuật về công nghệ dưới dạng phương án công nghệ, các giải pháp kĩ thuật, quy trình công nghệ, phần mềm máy tính, tài liệu thiết kế, công thức, thông số kĩ thuật, bản vẽ, sơ đồ kĩ thuật có kèm hoặc không kèm theo máy móc thiết bị;

3) Các dịch vụ kĩ thuật, đào tạo nhân viên kĩ thuật, cung cấp thông tin về công nghệ chuyển giao;

4) Các giải pháp hợp lí hoá sản xuất,

Cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác là chủ Sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc có quyền định đoạt các đối tượng sở hữu công nghiệp, là chủ sở hữu bí quyết, kiến thức kĩ thuật có quyền chuyển giao công nghệ.

4. Các loại hình dịch vụ chuyển giao công nghệ

Việc quy định chuyển giao công nghệ nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân hoạt động chuyển giao công nghệ, do đó có các loại hình dịch vụ chuyển giao công nghệ sau đây:

  • Môi giới chuyển giao công nghệ.
  • Tư vấn chuyển giao công nghệ.
  • Đánh giá công nghệ.
  • Thẩm định giá công nghệ.
  • Giám định công nghệ.

5. Phạm vi quyền chuyển giao công nghệ

  1. Chủ sở hữu công nghệ có quyền chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng công nghệ.
  2. Tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu công nghệ cho phép chuyển giao quyền sử dụng công nghệ có quyền chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó.
  3. Tổ chức, cá nhân có công nghệ là đối tượng sở hữu công nghiệp nhưng đã hết thời hạn bảo hộ hoặc không được bảo hộ tại Việt Nam có quyền chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về chuyển giao công nghệ  cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan trong trong phạm vi này. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu tư vấn và hỗ trợ về chuyển giao công nghệ thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (738 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo