Chuyển giao quyền sở hữu công nghệ được coi là việc chủ sở hữu công nghệ chuyển giao toàn bộ quyền sử dụng, quyền chiếm hữu, quyền định đoạt công nghệ cho cá nhân, tổ chức khác. Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ bởi quyền sở hữu công nghiệp thì việc chuyển giao quyền sở hữu công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo cơ quan quan có thẩm quyền và được quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Vậy Chuyển giao công nghệ độc lập là gì? [Chi tiết 2023], để biết thêm thông tin mời các bạn tham khảo bài viết bên dưới.
1. Chuyển giao công nghệ là gì?
Theo khoản 7 Điều 1 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 thì chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.
2. Đối tượng chuyển giao công nghệ
Đối tượng chuyển giao công nghệ theo Điều 4 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 bao gồm:
- Bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ;
- Phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu;
- Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ;
- Máy móc, thiết bị đi kèm một trong các đối tượng bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ; phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu; giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ.
Chuyển giao công nghệ độc lập là gì
3. 05 phương thức chuyển giao công nghệ
Theo Điều 6 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 thì 05 phương thức chuyển giao công nghệ bao gồm:
(1) Chuyển giao tài liệu về công nghệ.
(2) Đào tạo cho bên nhận công nghệ nắm vững và làm chủ công nghệ trong thời hạn thỏa thuận.
(3) Cử chuyên gia tư vấn kỹ thuật cho bên nhận công nghệ đưa công nghệ vào ứng dụng, vận hành để đạt được các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm, tiến độ theo thỏa thuận.
(4) Chuyển giao máy móc, thiết bị kèm theo kèm một trong các đối tượng bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ; phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu; giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ.
(5) Phương thức chuyển giao khác do các bên thỏa thuận.
4. Hình thức chuyển giao công nghệ
Hình thức chuyển giao công nghệ được quy định tại Điều 5 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 như sau:
- Chuyển giao công nghệ độc lập.
- Phần chuyển giao công nghệ trong trường hợp sau đây:
+ Dự án đầu tư;
+ Góp vốn bằng công nghệ;
+ Nhượng quyền thương mại;
+ Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ;
+ Mua, bán máy móc, thiết bị kèm theo kèm một trong các đối tượng bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ; phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu; giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ.
- Chuyển giao công nghệ bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật.
- Việc chuyển giao công nghệ độc lập và góp vốn bằng công nghệ phải được lập thành hợp đồng;
Việc chuyển giao công nghệ tại dự án đầu tư; nhượng quyền thương mại; chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ; mua, bán máy móc, thiết bị kèm theo và chuyển giao công nghệ bằng hình thức khác được thể hiện dưới hình thức hợp đồng hoặc điều, khoản, phụ lục của hợp đồng hoặc của hồ sơ dự án đầu tư.
5. Các công nghệ được phép chuyển giao
Bí quyết kỹ thuật (thông tin được tích luỹ trong quá trình nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh của chủ sở hữu công nghệ có ý nghĩa quyết định chất lượng, khả năng cạnh tranh của công nghệ).
Ví dụ: Bí quyết kĩ thuật trong dự án thực nghiệm nuôi chim yến trong nhà của Công ty Yến sào Khánh Hòa là kinh nghiệm về thói quen của chim yến, sở thích về nơi làm tổ, cách thức gác cột để tổ,..để thu hút chim yến làm tổ và đẻ trứng.
Kiến thức kỹ thuật về công nghệ được chuyển giao dưới dạng phương án, quy trình công nghệ, công thức, giải pháp, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu.
Ví dụ: Kiến thức kỹ thuật về công nghệ sản xuất máy may là tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật đối với bộ phận trục máy, gồm các bản vẽ chi tiết có ghi chú tiêu chuẩn sản xuất, gia công và nguyên liệu sử dụng,… của từng bộ phận.
Giải pháp hợp lý hoá sản xuất, đổi mới công nghệ: là những phương án được xây dựng từ nền tảng công nghệ đang được áp dụng nhằm giảm bớt chi phí hoặc gia tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.
Hiện nay, pháp luật không định nghĩa thế nào là chuyển giao công nghệ độc lập nhưng ta có thể hình dung khái niệm trên qua ví dụ sau: Nếu một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo quy định, khi dự định ký kết 01 hợp đồng chuyển giao công nghệ từ nước ngoài thì hợp đồng chuyển giao công nghệ nêu trên được coi là hình thức chuyển giao:
- Trường hợp Công ty là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có dự án đầu tư và thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đầu tư thì công nghệ chuyển giao được sử dụng để sản xuất sản phẩm phù hợp với mục tiêu, quy mô dự án nêu trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được coi là chuyển giao thông qua hình thức dự án đầu tư.
- Trường hợp Công ty là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập tại Việt Nam và không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đầu tư mà có thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ chưa đồng thời với việc sử dụng công nghệ đó cho việc triển khai thực hiện 01 dự án đầu tư nào đó tại Việt Nam thì công nghệ đó được coi là chuyển giao theo hình thức chuyển giao công nghệ độc lập.
Trên đây là bài viết Chuyển giao công nghệ độc lập là gì? [Chi tiết 2023] Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai... Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Nội dung bài viết:
Bình luận