Chuyển giá có phải là trốn thuế không? (Cập nhật 2024)

Có nhiều người đặt câu hỏi rằng, liệu chuyển giá có phải trốn thuế không? Bài viết này Công ty Luật ACC sẽ giải đáp thắc mắc về chuyển giá có phải trốn thuế không? và cung cấp thêm cho bạn những thông tin hay về chuyển giá nhé.

thuc_trang_chuyen_gia_tai_vietnam_luanvan2s

1. Chuyển giá có phải là trốn thuế?

Có nhiều người thắc mắc rằng chuyển giá có phải là trốn thuế? thì chúng ta hãy cùng làm rõ ngay sau đây.

Chuyển giá là hành vi dẫn đến lách thuế, trốn thuế. Với các tập đoàn xuyên quốc gia, giao dịch liên kết là việc hết sức bình thường. Vì vậy cần làm rõ hoạt động chuyển giá như thế nào là đúng quy định, thế nào là chuyển giá nhằm chuyển lợi nhuận về nơi có chế độ thuế thấp hơn để lợi dụng tránh thuế.

Việc chuyển giá có phải là trốn thuế không? Hay còn hiểu theo nghĩa tiêu cực là thất thu nguồn thuế ở nước sở tại (Việt Nam). Nhưng nhìn nhận khách quan ở Việt Nam đang trong quá trình hội nhập toàn cầu, các giao dịch liên kết càng nhiều mà những quan điểm hay cách ứng sử về giao dịch liên kết chưa phù hợp sẽ làm ảnh hưởng tới cuộc diện chung.

Chính vì vậy, việc chuyển giá hay định giá trị của các giao dịch với các bên liên kết như thế nào là phù hợp đúng quy định mới là điểm quan trọng. Không quy chụp tất cả các hành vi chuyển giá đều là trốn thuế, gian lận thuế.

2. Nguyên nhân chuyển giá.

Có 2 nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc chuyển giá:

2.1. Nguyên nhân khách quan.

- Hoạt động chuyển giá xuất phát từ quyền tự do định đoạt (quyền mua, quyền bán sản phẩm, dịch vụ với giá mong muốn) của các chủ thể kinh tế trong kinh doanh ngành nghề, mặt hàng mà luật pháp cho phép.

- Bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ buộc chính phủ các quốc gia phải mở cửa nền kinh tế. Chính điều này đã tạo cơ hội thuận lợi cho các MNCs mở rộng hoạt động kinh doanh bằng hình thức thành lập công ty con, chi nhánh ở nước ngoài… tạo thành “mắt xích” cho việc chuyển giá.

- Các nguyên nhân khách quan đến từ sự khác biệt về chính sách thuế, chế độ hạch toán kế toán, kiểm toán, chiến lược thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của các quốc… tạo điều kiện thuận lợi cho MNCs xây dựng chiến lược chuyển giá.

- Việc kiểm soát các công ty đa quốc gia vượt ra ngoài sự kiểm soát của một quốc gia.

2.2. Nguyên nhân chủ quan.

- Khung pháp lý cũng như các cơ chế chính sách liên quan đến vấn đề kiểm soát hoạt động chuyển giá của nhiều quốc gia (đặc biệt là ở các quốc gia đang và chậm phát triển) còn tồn tại nhiều hạn chế, chưa hoàn thiện.

- Các doanh nghiệp MNCs có tiềm lực kinh tế hùng mạnh, trình độ quản trị doanh nghiệp, quản trị tài chính rất cao. Trong khi đó, các quốc gia tiếp nhận đầu tư trình độ của các cán bộ quản lý thuế, tài chính, hải quan… còn tồn tại nhiều hạn chế. Chính bởi sự chênh lệch này, các doanh nghiệp MNCs sẽ dễ dàng trong việc “che đậy” hoạt động chuyển giá của mình.

- Với tiềm lực tài chính “dư dả” của mình, các doanh nghiệp MNCs sẵn sàng thực hiện “vận động hành lang” đối với các nhà lập pháp, giới chức ở các quốc gia phát triển.

- Đằng sau hoạt động chuyển giá của các công ty đa quốc gia còn có sự hỗ trợ của các công ty kiểm toán hàng đầu. Các công ty kiểm toán này cung cấp các dịch vụ như: dịch vụ hỗ trợ chuyển giá, dịch vụ tư vấn chuyển giá… sẽ giúp MNCs thực hiện chuyển giá trên nguyên tắc vững chắc và có thể bảo vệ được.

3. Ý nghĩa của việc chuyển giá.

Dưới đây là một số ý nghĩa của việc chuyển giá:

- Để cung cấp thông tin cho việc ra quyết định;

- Để tối ưu hóa phân bổ nguồn tài chính;

- Để đo hiệu suất phân chia;

- Để thúc đẩy các nhà quản lý bộ phận;

- Giữ quyền tự chủ phân chia;

- Để đảm bảo sự can thiệp tối thiểu của quản lý cấp cao;

- Để đưa ra quyết định như thực hiện hoặc mua;

- Để bán một sản phẩm như nó là hoặc xử lý thêm;

- Đánh giá chuyển giá tốt hay xấu;

- …..

4. Biện pháp chống chuyển giá.

Có rất nhiều biện pháp để khắc phục vấn nạn chuyển giá này, dưới đây là một số biện pháp chống chuyển giá:

- Thứ nhất, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý;

- Thứ hai, kiện toàn, xây dựng bộ máy về việc thanh kiểm tra về chuyển giá;

- Thứ ba, áp dụng phương pháp định giá (APA – cơ chế thỏa thuận trước về xác định giá);

- Thứ bốn, tăng cường việc thanh tra, kiểm tra về chuyển giá;

- Thứ năm, xây dựng cơ sở dữ liệu, liên thông cơ sở dữ liệu;

- Thứ sáu, tăng cường đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực cho ngành thuế;

- Thứ bảy, không thu hút vốn FDI bằng mọi giá;

- Thứ tám, không cấp ưu đãi thuế đại trà;

- Thứ chín, khuyến khích minh bạch, trách nhiệm công vụ và chế tài hữu hiệu.

5. Dịch vụ chuyển giá của Công ty Luật ACC.

Bạn đang gặp khó khăn trong việc chuyển giá nhưng bạn không biết phải xử lý như thế nào. Hãy liên hệ với Công ty Luật ACC, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn dịch vụ chuyển giá tốt nhất, hiệu quả nhất. Ngoài ra Công ty Luật ACC còn cung cấp những dịch vụ pháp lý, kế toán, thuế… Đến với ACC, bạn sẽ không phải thất vọng khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Hy vọng bài viết này sẽ giải đáp được thắc mắc của bạn về việc chuyển giá có phải là trốn thuế không? Cảm ơn các bạn đã luôn quan tâm và yêu mến Công ty Luật ACC.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (664 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo