Chuyển đổi đất rừng sang đất nông nghiệp  (Cập nhật 2024)

Mặc dù đất rừng cũng nằm trong nhóm đất nông nghiệp, tuy nhiên, để có thể sử dụng đất rừng vào mục đích nông nghiệp khác, người sử dụng đất vẫn phải tiến hành thực hiện thủ tục chuyển đổi đất rừng sang đất nông nghiệp với mục đích sử dụng khác. Trong bài viết dưới đây, ACC Group sẽ trình bày quan điểm rõ ràng hơn về vấn đề này.

9-3

Chuyển đổi đất rừng sang đất nông nghiệp  

1. Đất rừng là gì?

Theo quy định của Luật Đất đai 2013, hiện nay có 3 loại đất rừng được xếp vào nhóm đất nông nghiệp, bao gồm:

- Đất rừng sản xuất: được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm sản, đặc sản rừng, động vật rừng và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái;

- Đất rừng phòng hộ: được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái;

- Đất rừng đặc dụng: được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng quốc gia, nguồn gen thực vật, động vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi, di lịch.

 

2. Có được chuyển đổi đất rừng sang đất nông nghiệp?

Theo quy định của pháp luật hiện nay, đất rừng phòng hộ có tác dụng bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Đồng thời, đất rừng đặc dụng được bảo vệ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Chính vì vậy, không được chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng.

Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, đất rừng sản xuất được xác định là một loại đất nông nghiệp quy định tại Điểm c, Khoản 1 Điều 10 của Luật Đất đai 2013. Như vậy, đất rừng sản xuất hoàn toàn có thể được chuyển mục đích sử dụng sang mục đích sử dụng đất khác bởi căn cứ theo quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 57 Luật đất đai 2013 thì chuyển đất nông nghiệp sang mục đích sử dụng đất khác là một trường hợp được nhà nước cho phép thực hiện.

3. Điều kiện để chuyển đổi đất rừng sang đất nông nghiệp?

Để được chuyển đổi đất rừng sang đất nông nghiệp, cần phải đáp ứng được các điều kiện cụ thể sau:

- Thứ nhất, việc chuyển mục đích sử dụng đất phải phù hợp với Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Thứ hai, việc chuyển mục đích sử dụng đất phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Thứ ba, khi chuyển mục đích sử dụng đất thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.

- Thứ tư, có phương án trồng rừng thay thế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc sau khi hoàn thành trách nhiệm nộp tiền trồng rừng thay thế.

4.  Thủ tục chuyển đổi đất rừng sang đất nông nghiệp?

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất gồm:

- 01 đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo mẫu;

- 01 Bản Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

- 01 Bản chứng minh nhân dân/căn cước công dân; sổ hộ khẩu của người yêu cầu;

- 01 Giấy ủy quyền thực hiện công việc (nếu cần).

Bước 2: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện. Trong trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Bước 3: Xử lý, giải quyết hồ sơ

- Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;

- Phòng Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;

- Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính;

- Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Bước 4: Nhận trả kết quả

Phòng Tài nguyên và Môi trường trao quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình sau khi cá nhân thực hiện nghĩa vụ tài chính.

5.  Trồng rừng thay thế khi chuyển đổi đất rừng sang đất nông nghiệp?

- Chủ dự án được giao đất, thuê đất có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác phải trồng rừng thay thế bằng diện tích rừng bị chuyển mục đích sử dụng đối với rừng trồng, bằng ba lần diện tích rừng bị chuyển mục đích sử dụng đối với rừng tự nhiên.

- Chủ dự án quy định tại khoản 1 Điều này tự trồng rừng thay thế phải xây dựng phương án trồng rừng thay thế trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Trường hợp chủ dự án không tự trồng rừng thay thế thì nộp tiền vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh.

- Số tiền nộp vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh bằng diện tích rừng phải trồng thay thế quy định tại khoản 1 Điều này nhân với đơn giá cho 01 ha rừng trồng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sử dụng tiền đã nộp vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh để tổ chức trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh.

- Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không bố trí được hoặc không bố trí đủ diện tích đất để trồng rừng thay thế trong thời hạn 12 tháng kể từ khi chủ dự án hoàn thành trách nhiệm nộp tiền vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh thì phải chuyển tiền trồng rừng thay thế vào Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam để tổ chức trồng rừng thay thế tại địa phương khác.

6. Câu hỏi thường gặp

Đất rừng là gì?

Đất rừng là một khái niệm quá quen thuộc với chúng ta, vì không khó để có thể thấy đất rừng trên thực tế, đất rừng là một trong những loại đất chiếm ¾ diện tích đất cả nước và có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế, môi trường, lẫn chính trị.

Có mấy loại đất rừng?

Theo quy định của Luật đất đai 2013 tại Điều 10 quy định về phân loại đất nông nghiệp và phi nông nghiệp. Trong đó, đất rừng gồm 3 nhóm đất là đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng được phân vào nhóm đất nông nghiệp

Đất rừng có được cấp sổ xanh (số đỏ) hay không?

Hiện nay, sổ xanh vẫn tồn tại trong nhiều giao dịch và khiến không ít các khách hàng cảm thấy lúng túng khi gặp phải sổ xanh và không biết giá trị pháp lý của sổ xanh. Chính vì thế sổ xanh tuy “cũ” mà lại “mới” với những ai thiếu kinh nghiệm và hiểu biết về pháp lý. Sổ xanh được Lâm trường cấp với mục đích là để có thể khai thác và trồng rừng, căn cứ theo quy định tại Điều 10 Luật đất đai 2013 có quy định đất sổ xanh thuộc vào nhóm đất nông nghiệp.

Nói tóm lại, đất rừng là một loại đất đai có tác dụng đặc biệt chính là để gìn giữ và bảo vệ môi trường sống. Chính vì vậy, khi có nhu cầu sử dụng vào mục đích nông nghiệp khác, người đang sử dụng đất rừng cũng phải thực hiện chuyển đổi đất rừng sang đất nông nghiệp tại chính quyền địa phương. Trong trường hợp không thể tự tiến hành, có thể nhờ đến sự giúp đỡ chuyên nghiệp từ những chuyên gia pháp lý.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (548 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo