1.Chuyến bay thương mại là gì?
Căn cứ quy định tại khoản 11 – Điều 3 – Thông tư số 53/2019/TT-BGTVT, quy định như sau:
Chuyến bay thường lệ là chuyến bay vận chuyển thương mại được thực hiện đều đặn theo lịch bay được công bố trên hệ thống bán vé đặt chỗ của người vận chuyển.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể tìm hiểu một số khái niệm liên quan được quy định tại khoản 1 – Điều 1 Biểu giá, khung giá một số dịch vụ chuyên ngành hàng không tại càng không, sân bay Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 2345/QĐ-BGTVT, cụ thể:
– Chuyến bay quốc tế là chuyến bay có điểm hạ cánh hoặc cất cánh tại các cảng hàng không, sân bay ngoài lãnh thổ nước Việt Nam.
– Chuyến bay là việc khai thác tàu bay từ khi cất cánh tại một cảng hàng không và hạ cánh tại một cảng hàng không khác tiếp ngay sau đó.
– Chuyến bay nội địa là chuyến bay có điểm cất cánh và hạ cánh cùng trong lãnh thổ nước Việt Nam.
– Chuyến bay chuyên cơ là chuyến bay được sử dụng hoàn toàn riêng biệt hoặc kết hợp vận chuyển thương mại và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc thông báo theo quy định của Nghị định số 03/2009/ND-Cp của Chính phủ về công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ.
– Nhà vận chuyển là pháp nhân, tổ chức, cá nhân dùng tàu bay thuộc sở hữu của mình hoặc thuê tàu bay thuộc sở hữu của người khác để thực hiện vận chuyển hành khách, hàng hóa và hoạt động hàng không chung.
– Chuyến bay công vụ là chuyến bay của tàu bay quân sự , tàu bay chuyên dụng của lực lượng hải quan, công an và chuyến bay của các tàu bay dân dụng sử dụng hoàn toàn cho mục đích công vụ Nhà nước
2.Quyền thương mại hàng không
Theo quy định của Luật Hàng không quốc tế, quyền thương mại hàng không bao gồm các quyền sau đây:
– Quyền bay quá cảnh có hạ cánh vì lý do phi thương mại, như tiếp nhiên liệu, lương thực, thực phẩm .. trong lãnh thổ nước cho phép bay quá cảnh.
– Quyền bay quá cảnh không hạ cánh qua vùng trời của quốc gia cho phép bay quá cảnh.
– Quyền vận chuyển hàng không đặc biệt là quyền vận chuyển hành khách, hàng hóa và hành lý giữa hai địa điểm cùng nằm những lãnh thổ của quốc gia. Các hãng hàng không quốc gia được ưu tiên sử dụng quyền này còn các hãng hàng không nước ngoài chỉ được quyền thương mại đặc biệt trên cơ sở có giấy phép đặc biệt của quốc gia, nơi quyền này được thực hiện.
– Quyền vận chuyển hành khác, hàng hóa và hành lý từ lãnh thổ nước đăng tịch phương tiện bay đến lãnh thổ nước ký kết hiệp định vận chuyển hàng hóa không tương ứng.
– Quyền vận chuyển hành khách, hàng hóa và hành lý giữa các nước qua vùng trời của quốc gia đăng tịch phương tiện. Trên thực tế, khả năng thực hiện các chuyến bay thẳng (không thay đổi phương tiện bay) tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách và dành cho các hãng hàng không quyền thương mại mới.
– Quyền vận chuyển hành khách, hàng hóa và hành lý từ lãnh thổ nước ký kết hiệp định vận chuyển hàng không đến lãnh thổ nước đăng tịch phương tiện bay.
– Các quyền thương mại hàng không được cụ thể hóa trong các hiệp định thương mại hàng không giữa các hãng hàng không hữu quan. Trong văn bản pháp lý này thường quy định chi tiết thời gian biểu của các chuyến bay hàng không thường xuyên, thể lệ bán vé máy bay, biểu giá vận chuyển hàng không.
– Trong lưu thông hàng không quốc tế, các hiệp định thương mại hàng không nêu trên có quan hệ gắn bó mật thiết với việc thực hiện các hiệp ước vận chuyển hàng không hai bên. Do đó, việc ký kết chúng phải chịu sự giám sát và kiểm tra của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, cần chú ý tới các yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật của các quốc gia hữu quan cũng như các Điều ước tế hàng không đa phương khác.
3.Kế hoạch mở lại chuyến bay thương mại trong thời gian hiện nay
Qua những nghiên cứu gần đây, xem xét tình hình tiêm vắc xin trên Thế giới cũng như tìm hiểu về hộ chiếu vắc xin và ứng dụng ITP, Cục hàng không Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải và kiến nghị Kế hoạch triển khai các chuyển bay quốc tế thường lệ có chở khách vào Việt Nam chi 03 giai đoạn, cụ thể:
– Giai đoạn 1: Khôi phục các chuyến bay trọn gói. Triển khai các chuyến bay thường lệ chở khách vào Việt Nam có cách ly sau khi nhập cảnh.
– Giai đoạn 2:
Đối tượng áp dụng là cong dân Việt Nam và người nước ngoài. Hãng hàng không đẹ trình kế hoạch bay phải bao gồm phương án tiếp nhận hành khách cách ly được phê duyệt của địa phương nói có cảng hàng không tiếp nhận chuyến bay. Thị trường triển khai ban đầu là các đường bay giữa Việt Nam và Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan với tần suất 4 chuyến/tuần/chiều cho các hãng hàng không của mỗi bên.
– Giai đoạn 3:
Dự kiến triển khai từ tháng 09 năm 2021. Tùy thuộc vào tiến trình tiêm vắn xiên tại Việt Nam và đánh giá về tính miễn dịch cộng đồng sau khi tiêm vắc xin đại trà trong xã hội. Thị trường khai thác được thực hiện là các quốc gia/vùng lãnh thổ công bố chấp nhận hiệu quả phòng chống dịch Covid-19 của loại vắc xin mà Việt Nam đã công bố để áp dụng rộng rãi trong lãnh thổ Việt Nam với tần suất 07 chuyến/tuần/chiều cho các hãng hàng không của mỗi bên.
4.Giới thiệu dịch vụ công ty luật ACC
Đến với ACC chúng tôi, Quý khách hàng sẽ được cung cấp những dịch vụ tư vấn tốt nhất với đội ngũ Luật sư dày dặn kinh nghiệm cùng với chuyên viên pháp lý luôn có mặt trên 63 tỉnh/thành phố và đang thực hiện dịch vụ tư vấn pháp lý.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty Luật ACC liên quan đến nội dung “Chuyến bay thương mại là gì? (Cập nhật 2022)”. Còn bất cứ thắc mắc gì quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua tổng đài tư vấn hoặc gửi thư về các thông tin dưới đây. Chúng tôi hy vọng nhận được nhiều ý kiến dống góp của quý khách hàng trên cả nước để chung tôi ngày một chuyên nghiệp hơn.
Hotline: 19003330
Zalo: 084 696 7979
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận