Kế toán thuế là kế toán phụ trách về các vấn đề về khai báo thuế trong doanh nghiệp. Kế toán thuế là nghĩa vụ của các doanh nghiệp đối với nhà nước. Nhà nước chỉ có thể quản lý được nền kinh tế nhiều thành phần khi có kế toán thuế. Ngược lại doanh nghiệp cũng chỉ có thể kinh doanh ổn định và báo cáo thuế thuận lợi khi thực hiện các vấn đề về thuế rõ ràng. Tuy nhiên nhiều người lại chưa hiểu rõ về vấn đề này. Hãy cùng ACC tìm hiểu các thông tin về chứng từ sử dụng trong kế toán thuế gtgt thông qua bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm về vấn đề này nhé.
chứng từ sử dụng trong kế toán thuế gtgt
1. Kế toán thuế
Kế toán thuế là quá trình thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin của đối tượng nộp thuế theo quy định của các văn bản pháp quy về thuế.
Nhiệm vụ của kế toán thuế:
- Thu nhận các thông tin ban đầu liên quan đến đối tượng chịu thuế, tính thuế và nộp thuế.
- Hệ thống hóa thông tin ban đầu theo các chỉ tiêu của báo cáo thuế
- Lập báo cáo thuế theo quy định của Nhà nước
- Lập báo cáo quyết toán thuế
- Thanh toán thuế với Nhà nước
Sản phẩm của kế toán thuế là các tờ khai thuế hàng tháng, quý và báo cáo quyết toán thuế hàng năm.
2. Chứng từ kế toán là gì?
Với những bạn học chuyên ngành kế toán hay những người đang hành nghề kế toán thì câu hỏi “chứng từ kế toán là gì” chắc hẳn sẽ không quá khó. Tuy nhiên với những bạn bắt đầu quan tâm tìm hiểu ngành kế toán này thì khái niệm “chứng từ kế toán” dường như còn khá xa lạ và mới mẻ.
Khái niệm về chứng từ kế toán được ghi rõ trong luật kế toán. Đây có thể là những loại giấy tờ hay những vật mang tin ghi nhận, phản án được nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh tại doanh nghiệp và đã hoàn thành. Các chứng từ kế toán này sẽ được dùng để làm căn cứ ghi sổ kế toán.
3. Các loại chứng từ kế toán trong doanh nghiệp
Trong hoạt động kế toán của doanh nghiệp, chứng từ kế toán đóng vai trò là căn cứ ghi chép để hạch toán kế toán, kê khai và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Chứng từ kế toán được chia thành nhiều loại khác nhau. Khi hợp các chứng từ này lại sẽ tạo ra hệ thống chứng từ.
Hệ thống chứng từ được phân thành 2 loại chính là: hệ thống chứng từ hướng dẫn và hệ thống chứng từ bắt buộc. Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn 5 loại chứng từ kế toán nằm trong hệ thống chứng từ bắt buộc sử dụng trong các doanh nghiệp.
- Chứng từ kế toán liên quan đến tiền mặt
Liên quan đến tiền mặt ghi sổ cái tài khoản 111 bao gồm các loại chứng từ kế toán như:
- Phiếu thu (01-TT)
- Phiếu chi (02-TT)
- Giấy đề nghị tạm ứng (03-TT)
- Giấy đề nghị thanh toán tiền tạm ứng (04-TT)
- Giấy đề nghị thanh toán (05-TT)
- Biên lai thu tiền (06-TT)
- Bảng kê vàng, bạc, kim khí quý, đá quý (07-TT)
- Bảng kiểm kê quỹ tiền VNĐ (08a-TT)
- Bảng kiểm kê quỹ ngoại tệ, vàng bạc, đá quý (08b-TT)
- Bảng kê chi tiền (09-TT)
- Chứng từ kế toán liên quan đến ngân hàng
Các hoạt động liên quan đến ngân hàng tại doanh nghiệp bao gồm: rút, gửi tiền ngân hàng, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi… Bởi thế khi ghi sổ cái tài khoản 112 liên quan đến tiền gửi ngân hàng sẽ cần căn cứ trên các chứng từ kế toán như: giấy báo nợ, giấy báo có, Sec rút tiền mặt, giấy ủy nhiệm chi…
- Chứng từ kế toán liên quan đến tiền lương
Trong kế toán doanh nghiệp, việc hạch toán tiền lương sẽ được ghi chép và theo dõi trên sổ kế toán tài khoản 334. Để ghi sổ tài khoản liên quan đến tiền lương này cần phải căn cứ trên các chứng từ kế toán sau: bảng chấm công, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, bảng thanh toán tiền lương thưởng…
- Chứng từ kế toán liên quan đến mua hàng và bán hàng
Hoạt động mua hàng và bán hàng sẽ căn cứ vào các chứng từ sau để ghi sổ kế toán: phiếu nhập kho (01-VT), phiếu xuất kho (02-VT), hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào/ đầu ra, biên bản bàn giao hàng hóa, biên bản kiểm kê hàng hóa…
- Chứng từ liên quan đến doanh thu và chi phí hoạt động kinh doanh
Doanh thu và chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được kế toán phản ánh và ghi sổ trên các tài khoản số hiệu loại 5 (511, 515, 521) và loại 6 (611, 621, 622, 623, 627, 631, 632, 635, 641, 642). Để hạch toán kế toán sẽ căn cứ vào các phiếu kế toán (phiếu thu, phiếu chi…), hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng thông thường…
>>Nếu có nhu cầu thuê dịch vụ kế toán thuế tại Đồng Nai, mời xem thêm: Dịch vụ kế toán thuế tại Đồng Nai
4. Những quy định chung về chứng từ kế toán doanh nghiệp
Chứng từ kế toán được lập tuân theo một quy chuẩn chung. Đầu tiên các chứng từ này phải thể hiện trung thực và thể hiện đầy đủ các nội dung như: ngày tháng, số hiệu chứng từ, tên cá nhân đơn vị lập/nhận chứng từ, nghiệp vụ kinh tế phát sinh, chữ ký của người lập, người duyệt và người có liên quan đến chứng từ kế toán đó...
Theo quy định của luật kế toán, các loại chứng từ kế toán phải được lập đầy đủ số liên, tuyệt đối không được tẩy xóa hay sửa chữa. Khi lập sai chứng từ ( hóa đơn giá trị gia tăng) cần gạch bỏ không được xé rời ra khỏi quyển.
Tuyệt đối không ký chữ ký khống, không duyệt những chứng từ không trung thực, giám đốc, thủ trưởng đơn vị, kế toán trưởng chỉ ký duyệt khi đã kiểm tra và xác minh tính chính xác của các thông tin ghi trên chứng từ kế toán.
Chứng từ kế toán đóng vai trò quan trọng trong việc hạch toán kế toán của doanh nghiệp. Chúng đảm bảo tính pháp lý của các số liệu được ghi chép và phản ánh trong sổ kế toán. Bên cạnh đó nó còn giúp các chủ doanh nghiệp kiểm tra kiểm soát hoạt động kinh doanh của công ty, từ đó đưa ra định hướng phát triển chiến lược cũng như làm căn cứ giải quyết tranh chấp nếu có.
Trên đây là một số thông tin về chứng từ sử dụng trong kế toán thuế gtgt. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Công ty Luật ACC, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận