Chứng thực hộ chiếu ở đâu [Cập nhật 2024]

Để đảm bảo về tính pháp lý thì hộ chiếu cũng như các giấy tờ khác phải đáp ứng được về mặt hình thức là phải chứng thực. Vậy thủ tục này được thực hiện ở đâu, như thế nào. Bài viết dưới đây công ty Luật ACC cung cấp cho bạn một số thông tin về chứng thực hộ chiếu ở đâu để bạn tham khảo!

1r-2

Chứng thực hộ chiếu ở đâu

1. Hộ chiếu là gì?

Hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân, căn cứ theo khoản 3 điều 2 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

Hộ chiếu là một loại giấy tờ tùy thân dùng trong khi xuất nhập cảnh, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho một số đối tượng theo quy định, trong hộ chiếu có thể hiện đầy đủ các nội dung về thông tin của người được cấp hộ chiếu.

Ngoài ra, tại khoản 4 điều 2 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam có quy định về hộ chiếu có gắn chip điện tử, quý vị có thể tham khảo:

Hộ chiếu có gắn chíp điện tử là hộ chiếu có gắn thiết bị điện tử lưu giữ thông tin được mã hóa của người mang hộ chiếu và chữ ký số của người cấp.

2. Chứng thực hộ chiếu ở đâu

Theo quy định tại Nghị định số 79/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký thì thẩm quyền chứng thực được xác định như sau:

a) Đối với các giấy tờ, văn bản chỉ bằng tiếng Việthoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp bằng tiếng Việt, có xen một số từ bằng tiếng nước ngoài(ví dụ: Giấy chứng nhận kết hôn của người Việt Nam và người nước ngoài, trong đó có ghi tên, địa chỉ của người nước ngoài bằng tiếng nước ngoài...) thì cơ quan có thẩm quyền chứng thực là Ủy ban nhân dân cấp xã;

b) Đối với các giấy tờ, văn bản chỉ bằng tiếng nước ngoàihoặc chủ yếu bằng tiếng nước ngoài có xen một số từ bằng tiếng Việt(ví dụ: Văn bằng, chứng chỉ do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp cho người Việt Nam trong đó có ghi tên người Việt Nam bằng tiếng Việt...) thì cơ quan có thẩm quyền chứng thực là Phòng Tư pháp cấp huyện;

c) Đối với các giấy tờ, văn bản có tính chất song ngữ(ví dụ: Hộ chiếu của công dân Việt Nam, chứng chỉ tốt nghiệp của các trường đại học Việt Nam liên kết với trường đại học của nước ngoài... trong đó có ghi đầy đủ bằng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài) thì người yêu cầu chứng thực được lựa chọn chứng thực tại Phòng Tư pháp cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã;

d) Đối với trường hợp một tập hồ sơ, tài liệu mà trong đó vừa có giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt vừa có giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoàithì để thuận tiện, người yêu cầu chứng thực có thể lựa chọn một trong hai phương án sau đây:

- Phòng Tư pháp cấp huyện chứng thực giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài; Ủy ban nhân dân cấp xã chứng thực giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt;

- Phòng Tư pháp cấp huyện chứng thực cả hai loại giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.

đ) Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa bố trí đủ cán bộ tư pháp - hộ tịch cấp xã, cán bộ tư pháp - hộ tịch cấp xã chưa được đào tạo trung cấp pháp lý hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã chưa trang bị máy photocopy để phục vụ công tác chứng thực thì Sở Tư pháp tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao thêm cho Phòng Tư pháp cấp huyện được chứng thực các việc thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã.

3. Hồ sơ làm hộ chiếu bao gồm

· 1 tờ khai mẫu X01
· 2 ảnh thẻ 4×6 mới chụp (mắt nhìn hướng chính diện, kiểu tóc gọn gang, trang phục lịch
sự, không đội nón, không đeo kính màu, phông nền trắng…)
· Đối với trẻ em từ 14 tuổi trở lên: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân
(bản chính) 01 Bản chính, 01 bản photo sổ tạm trú còn hạn (chỉ áp dụng với người có hộ
khẩu ngoại tỉnh)
· Đối với trẻ em dưới 14 tuổi: 1 tờ khai do bố hoặc mẹ khai thay trẻ, có ký tên và ghi họ
tên rõ ràng (có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương, có con dấu đóng trên
ảnh), 2 ảnh 4×6 đúng theo quy định, 1 bản sao giấy khai sinh kèm bản gốc để đối chiếu,
sổ tạm trú (nếu hộ khẩu ngoại tỉnh, 1 bản gốc, 1 bản sao có công chứng).

Muốn ghép chung hộ chiếu của trẻ em với bố mẹ: 1 tờ khai X01 của bố mẹ (có dán
ảnh, xem ở Mục 14 và Mục 15 của tờ khai X01), 2 ảnh 3×4 không quá 3 tháng theo đúng
quy định, CMND hoặc thẻ căn cước công dân của bố mẹ, giấy khai sinh (1 bản gốc, 1
bản sao để đối chiếu), sổ tạm trú nếu có hộ khẩu ngoại tỉnh (1 bản gốc, 1 bản photo có
công chứng).

4. Nơi nộp hồ sơ

· Phòng Quản lí Xuất Nhập cảnh Việt Nam
· Cục Quản lí Xuất nhập cảnh Việt Nam

5. Căn cứ pháp lý

– Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019.

– Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 20007 của Chính phủ về xuất cảnh, n

hập cảnh của công dân Việt Nam.

– Nghị định số 94/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 20007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2015.

– Nghị định số 07/VBHN-BCA ngày 31 tháng 12 năm 2015 về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

6. Những câu hỏi thường gặp.

6.1. Thủ tục công chứng passport như thế nào?

Căn cứ quy định Điều 20 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, thủ tục công chứng passport như sau:

"Điều 20. Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính

1. Người yêu cầu chứng thực phải xuất trình bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực.

Trong trường hợp bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật trước khi yêu cầu chứng thực bản sao; trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại.

2. Trường hợp người yêu cầu chứng thực chỉ xuất trình bản chính thì cơ quan, tổ chức tiến hành chụp từ bản chính để thực hiện chứng thực, trừ trường hợp cơ quan, tổ chức không có phương tiện để chụp.

3. Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, đối chiếu với bản sao, nếu nội dung bản sao đúng với bản chính, bản chính giấy tờ, văn bản không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 22 của Nghị định này thì thực hiện chứng thực như sau:

a) Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính theo mẫu quy định;

b) Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.

Đối với bản sao có từ 02 (hai) trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu bản sao có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

Mỗi bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản hoặc nhiều bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản trong cùng một thời điểm được ghi một số chứng thực."

6.2. Cơ quan nào tiếp nhận công chứng passport cho người nước ngoài?

Có thể công chứng passport tại Phòng Tư pháp cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền (của nước cấp passport) hoặc đến các Phòng công chứng, Văn phòng công chứng.

6.3. Công chứng là gì?

Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

6.4. Chứng thực là gì?

Chứng thực bao gồm các trường hợp sau:

+ Chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.

+ Chứng thực chữ ký là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.

+ Chứng thực hợp đồng, giao dịch là việc cơ quan có thẩm quyền chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

(Khoản 2, 3, 4 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP)

7. Công ty luật ACC

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về chứng thực hộ chiếu ở đâu cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan trong trong phạm vi này. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu tư vấn và hỗ trợ về chứng thực hộ chiếu ở đâu vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Hotline: 19003330

Zalo: 084 696 7979

Gmail: [email protected]

Website: accgroup.vn

✅ Kiến thức: Chứng thực hộ chiếu
✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn Gói - Tận Tâm
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo