Thông tin về chứng quyền luôn được các nhà đầu tư quan tâm, đặc biệt là những danh sách chứng quyền sắp phát hành. Hiểu được mong muốn của nhà đầu tư, bài viết hôm nay của chúng tôi sẽ Tổng hợp danh sách chứng quyền sắp phát hành để gửi đến các bạn.Mời các bạn cùng đọc bài viết sau đây để biết thêm thông tin nhé.
1.Thị trường chứng quyền đảm bảo tại Việt Nam
Sau khi Nghị định số 60/2015/NĐ-CP được Chính phủ ban hành vào ngày 26/06/2015, ngày 29/06/2016, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 107/2016/TT-BTC hướng dẫn chào bán và giao dịch chứng quyền có bảo đảm, tạo hành lang pháp lý cho sự ra đời của sản phẩm chứng quyền có bảo đảm. Sau một thời gian chuẩn bị, sản phẩm chứng quyền có bảo đảm (Cover Warrant) chuẩn bị ra mắt trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Với mong muốn giúp nhà đầu tư có thêm thông tin và hiểu biết sâu hơn về chứng quyền có bảo đảm, chúng tôi xin giới thiệu về sản phẩm chứng quyền có bảo đảm, cơ chế vận hành và kiểm soát rủi ro khi giao dịch chứng quyền có bảo đảm tại Việt Nam.
- Tác động của sản phẩm chứng quyền có bảo đảm:
- Đối với nhà đầu tư: Chứng quyền sẽ cung cấp thêm một công cụ phòng ngừa rủi ro cũng như là gia tăng lựa chọn về sản phẩm đầu tư với khoản chi phí thấp hơn so với cổ phiếu hay chứng chỉ quỹ. Nhà đầu tư có cơ hội tìm kiếm lợi nhuận từ sản phẩm có tính đòn bẩy cao này bằng việc áp dụng linh hoạt nhiều chiến lược đầu tư theo ý muốn như đầu tư, đầu cơ, phòng vệ vị thế và quản lý danh mục đầu tư. Vì vậy, nhà đầu tư cần có hiểu biết nhất định về sản phẩm chứng quyền và nghiên cứu kỹ bản cáo bạch của CTCK phát hành sản phẩm chứng quyền để có quyết định đầu tư chính xác, hiệu quả, hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư.
- Đối với công ty chứng khoán (CTCK): việc tham gia phát hành chứng quyền sẽ tạo điều kiện để CTCK mở rộng hoạt động kinh doanh và gia tăng doanh thu cho chính mình như: nghiệp vụ phát hành sản phẩm đầu tư, môi giới với nhiều nguồn khách hàng tiềm năng trong và ngoài nước. Quy định về tổ chức phát hành phải thực hiện tạo lập thị trường cho chứng quyền của chính mình cũng là bước chuẩn bị hiệu quả để các CTCK có thể tích lũy kinh nghiệm để trở thành các tổ chức tạo lập thị trường cho phái sinh cũng như thị trường cổ phiếu tại Việt Nam trong tương lai. Chứng quyền ra đời tại Việt Nam hứa hẹn sẽ tạo một bước nhảy vọt trong quá trình tài cấu trúc và cải thiện chất lượng hoạt động của các CTCK nói chung. Để có thể phát hành sản phẩm thành công, CTCK phải tăng cường củng cố và phát triển đội ngũ nhân sự có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm cũng như đẩy mạnh đầu tư cho hệ thống, cơ sở vật chất, công nghệ hiện đại nhằm tạo lợi thế khi thực hiện được các nghiệp vụ đặc thù như phòng ngừa rủi ro (hedging) và tạo lập thị trường cho sản phẩm. Hơn nữa, khi chứng quyền đi vào hoạt động và đón nhận được những tín hiệu tốt và sự hưởng ứng của các nhà đầu tư, các CTCK chưa đủ điều kiện sẽ cố gắng để có thể đủ tiêu chuẩn phát hành. Điều này góp phần cải thiện mặt bằng chung về năng lực và chất lượng cung cấp dịch vụ của các tổ chức trung gian trên TTCK. Bên cạnh đó, việc ra đời sản phẩm này cũng góp phần thu hút sự gia nhập và cạnh tranh của những CTCK có vốn nước ngoài có kinh nghiệm hơn về chứng quyền và chứng khoán phái sinh.
- Đối với thị trường chứng khoán: sản phẩm chứng quyền được triển khai sẽ góp phần hoàn thiện cấu trúc TTCK nói chung vốn chỉ đang giao dịch với các sản phẩm cơ bản là cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ. Đặc biệt, sản phẩm chứng quyền bán (put warrant) được giao dịch trên thị trường sẽ xóa tan các định kiến về TTCK Việt Nam vốn được đánh giá là thị trường giao dịch một chiều. Khi giá cổ phiếu tăng nhà đầu tư ồ ạt mua vào, khi giá cổ phiếu giảm nhà đầu tư bán tháo như một cách nhấn chìm giá của thị trường. Chứng quyền cũng được kỳ vọng mang lại một luồng gió mới cho khối nhà đầu tư ngoại, trong việc nâng cao khả năng tìm kiếm cơ hội đầu tư đối với các công ty niêm yết có kết quả kinh doanh tốt mà nếu chỉ bằng giao dịch bằng cổ phiếu vật chất, các cổ phiếu chưa nới room ngoại là những rào cản lớn.
Theo nghiên cứu và đánh giá tại thị trường Hồng Kông và Đài Loan, việc triển khai và giao dịch chứng quyền chưa ghi nhận tác động tiêu cực nào lên thị trường cổ phiếu mà ngược lại, nó có tác động thúc đẩy giao dịch trên thị trường cổ phiếu. Chính vì vậy, phát triển thị trường chứng quyền sẽ góp phần thúc đẩy thanh khoản đồng thời từng bước giúp thị trường cổ phiếu tăng trưởng ổn định và bền vững. Đây là lĩnh vực có tiềm năng lớn đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
2. Danh sách các chứng quyền sắp phát hành
SSI là công ty chứng khoán lớn, ra mắt nhiều sản phẩm chứng quyền có đảm bảo, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Trong tháng 8, SSI có 2 đợt phát hành với tổng cộng 16 mã chứng quyền với cổ phiếu cơ sở liên quan đến các ngành: Ngân hàng, sản xuất, dịch vụ (VPB, STB, TCB, MBB, HPG, VRE, VIC, MSN, FPT, PNJ, MWG, …). Tất cả các sản phẩm đều có kỳ hạn 5 tháng, mang đến cơ hội đầu tư ngắn hạn cho thị trường chứng quyền.
Cụ thể, đợt 1 phát hành 10 chứng quyền có đảm bảo với số lượng lên đến 122 triệu chứng quyền. Danh sách đợt 1 bao gồm:
Đợt 2 phát hành 6 chứng quyền có đảm bảo. Danh sách chứng quyền của SSI sắp phát hành đợt 2 bao gồm:
3.Cơ chế vận hành của chứng quyền đảm bảo
Cơ chế vận hành của chứng quyền có bảo đảm là một chuỗi các hoạt động bắt đầu từ khâu đăng ký chào bán và kết thúc bằng hoạt động thực hiện quyền của nhà đầu tư khi chứng quyền đáo hạn.
- Giai đoạn chào bán: Tổ chức phát hành (công ty chứng khoán) đăng ký chào bán với Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN). Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng quyền, tổ chức phát hành thực hiện chào bán, phân phối cho nhà đầu tư.
- Giai đoạn niêm yết, giao dịch: Toàn bộ số chứng quyền được phép chào bán sẽ được lưu ký tại Trung tâm lưu ký chứng khoán (TTLKCK) và niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (SGDCK). Chứng quyền có bảo đảm giao dịch tương tự như đối với cổ phiếu về thời gian giao dịch, phương thức khớp lệnh, lệnh giao dịch, nguyên tắc xác định giá, chu kỳ thanh toán.
- Giai đoạn thực hiện chứng quyền: Vào ngày đáo hạn, trường hợp chứng quyền ở trạng thái có lãi, tổ chức phát hành phải thanh toán bằng tiền khoản chênh lệch giữa giá thanh toán và giá thực hiện quyền cho nhà đầu tư.
Nội dung bài viết:
Bình luận