Chứng quyền là gì? Góc nhìn toàn cảnh trước khi đầu tư

Để việc đầu tư diễn ra thuận lợi, nhà đầu tư phải có một cái nhìn tổng quát về thị trường chứng khoán và phải hiểu rõ bản chất của chứng quyền là gì. Chính vì vậy, bài viết hôm nay sẽ tìm hiểu chủ đề " Chứng quyền là gì? Góc nhìn toàn cảnh trước khi đầu tư". Mời các bạn cùng đọc bài viết sau đây để biết thêm thông tin nhé.

download-1-2

1.Chứng quyền là gì?

Chứng quyền là gì? Chứng quyền có đảm bảo là gì?

1.1.Khái niệm

Chứng quyền (Stock Warrant) là một loại chứng khoán do các doanh nghiệp phát hành. Khi nắm giữ chứng quyền, người sở hữu có quyền mua các cổ phiếu của doanh nghiệp theo mức giá được quy định trước đó, không phụ thuộc vào bất cứ sự biến đổi nào của thị trường, giá trị hay những biến động của công ty.

1.2.Đặc điểm

  • Được phát hành bởi công ty chủ quản (công ty phát hành cổ phiếu).
  • Với mục đích huy động vốn cho các mục tiêu, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Chứng quyền doanh nghiệp chỉ bao gồm cổ phiếu do doanh nghiệp phát hành.

Hiện tại, mới chỉ có chứng quyền có đảm bảo là sản phẩm phổ biến và được nhiều nhà đầu tư tiếp cận tại thị trường Việt Nam.

1.3.Thời gian đáo hạn

Thời gian đáo hạn thể hiện giá trị thời gian của CW, thời gian đáo hạn của CW càng dài thì giá trị của CW càng cao.Biến động giá chứng khoán cơ sở:là mức độ dao động giá của chứng khoán cơ sở. Nếu chứng khoán cơ sở có biên độ dao động giá càng cao thì khả năng tạo ra lợi nhuận của nhà đầu tư càng lớn (có nghĩa là nhiều khả năng xảy ra chênh lệch giữa giá chứng khoán cơ sở và giá thực hiện quyền), do đó giá của CW cũng cao.

Việc lãi suất tăng/giảm cũng tác động đến việc xác định giá của CW. Ví dụ: khi nhà đầu tư mua một chứng quyền mua, nhà đầu tư đã trì hoãn việc thanh toán giá thực hiện cho đến ngày đáo hạn. Việc trì hoãn này đã tiết kiệm cho nhà đầu tư một khoản tiền so với việc trực tiếp mua chứng khoán cơ sở và khoản tiết kiệm này được hưởng thu nhập từ lãi suất. Khi lãi suất tăng, khoản thu nhập của nhà đầu tư sẽ lớn hơn. Do đó, nhà đầu tư phải trả nhiều tiền hơn cho CW mua và ít hơn đối với CW bán.

2.Góc nhìn toàn cảnh trước khi đầu tư

Chứng quyền: Được ăn cả, ngã về không?

2.1.Các trạng thái của chứng quyền

Thứ nhất,  Trạng thái lãi

Là trạng thái xuất hiện khi giá chứng khoán cơ sở đáo hạn cao hơn so với mức giá thực hiện và phi chứng quyền. Khi đó, sàn giao dịch sẽ tiến hành thanh toán tiền lãi cho nhà đầu tư bằng với mức chênh lệc giá chứng khoán cơ sở.

Thứ hai,  Trạng thái hòa vốn

Trường hợp giá chứng khoán cơ sở đáo hạn bằng giá thực hiện và phí chứng quyền. Thời điểm này, nhà đầu tư sẽ nhận lại được phí mua chứng quyền ban đầu từ sàn giao dịch. 

Thứ ba, Trạng thái lỗ

- Trạng thái lỗ một phần: Giá thực hiện < Giá chứng khoán cơ sở đáo hạn < Giá thực hiện + phí chứng quyền.

Theo đó, nhà đầu tư sẽ nhận được phần còn lại của phí mua chứng quyền ban đầu trừ đi khoản lỗ.

- Trạng thái lỗ toàn bộ: Giá chứng khoán cơ sở đáo hạn =< Giá thực hiện.

Khi đó, nhà đầu tư sẽ thua lỗ toàn bộ và không nhận được khoản thanh toán nào từ sàn giao dịch. 

Khi xác định trạng thái chứng quyền, nhà đầu tư cần theo dõi và giao dịch chứng quyền theo đúng bảng giá quy định. Ngoài ra, cần lưu ý trạng thái lãi hoặc lỗ khi nhà đầu tư thực hiện giao dịch trước ngày đáo hạn sẽ được tính như chứng quyền cơ sở.

2.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến giá chứng quyền

Giá chứng quyền là một trong những vấn đề được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm. Do đó, trước khi đầu tư chứng quyền, cần tìm hiểu xem những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến giá của chứng quyền.

  • Thời gian đáo hạn: Là giá trị thời hạn của chứng quyền, thời gian đáo hạn càng dài thì giá trị chứng quyền càng cao.
  • Biến động giá chứng khoán cơ sở: Là mức độ dao động giá của chứng khoán cơ sở. Theo đó, nếu chứng khoán cơ sở có biên độ dao động giá càng cao thì khả năng tạo ra lợi nhuận của nhà đầu tư càng lớn, kéo theo đó giá của chứng quyền cũng cao.
  • Lãi suất: Việc lãi suất tăng, giảm cũng tác động đến việc xác định giá của chứng quyền. Khi lãi suất tăng, khoản thu nhập của nhà đầu tư sẽ lớn hơn. Vì vậy, nhà đầu tư sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho chứng quyền mua và ít hơn cho chứng quyền bán.

2.3.Cơ hội và lợi ích khi đầu tư chứng quyền

Việc đầu tư chứng quyền có những ưu điểm nổi bật như:

- Nhà đầu tư không cần thực hiện ký quỹ, đây cũng là điểm khác biệt khi tham gia đầu tư chứng quyền so với việc đầu tư các sản phẩm chứng khoán phái sinh khác.

- Tính thanh khoản cao: Chứng quyền được phát hành trên sàn giao dịch chứng khoán HOSE, sản phẩm được đảm bảo tính thanh khoản cao bởi chính công ty phát hành.Do đó nhà đầu tư chứng quyền không cần lo về nguy cơ không bán được do thị trường không có nhu cầu hay khó khăn trong giao dịch chứng quyền.

- Số vốn đầu tư tương đối thấp: Do giá chứng quyền được các công ty phát hành là rất nhỏ, nhỏ hơn nhiều so với giá chứng khoán cơ sở hiện hành trên thị trường nên để đầu tư chứng quyền, người chơi chỉ cần bỏ ra số vốn thấp.

- Có thể xác định được mức lỗ: Người chơi tham gia đầu tư vào chứng quyền có thể xác định được mức rủi ro thua lỗ tối đa chỉ là khoản phí mua chứng quyền ban đầu.

2.4. Rủi ro khi đầu tư chứng quyền

- Sự biến động của chứng khoán cơ sở không thể đoán trước, sẽ ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư chứng quyền sinh lời hoặc thua lỗ. Người sở hữu vẫn có nguy cơ thua lỗ khi mua chứng quyền, mức lỗ bằng giá mua ban đầu.

- Do tính đòn bẩy cao nên nếu biến động giá cơ sở đi ngược lại với giá dự đoán ban đầu, tỷ lệ lỗ sẽ tăng theo tỷ lệ đòn bẩy.

- Chứng quyền có ía trị tương đối ngắn, tối đa là 24 tháng. Đây là một hạn chế lớn khi đầu tư sản phẩm chứng quyền nên có thể nói đây không phải là một lựa chọn đầu tư sinh lời bền vững lâu dài cho các nhà đầu tư.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo