Đăng ký FDA (Food and Drug Administration) là yêu cầu cơ bản đối với các cơ sở trong và ngoài nước sản xuất hoặc kinh doanh thực phẩm, thuốc, API hoặc thiết bị y tế tại Hoa Kỳ. Trên thực tế, đăng ký FDA đóng vai trò quan trọng trong quan hệ xuất nhập khẩu từ nước ngoài vào Mỹ và ngược lại. Vậy chứng nhận FDA thực phẩm về Việt Nam có ý nghĩa gì? Bài viết dưới đây của ACC sẽ cung cấp thông tin tới bạn đọc.
Chứng chỉ FDA thực phẩm
1. Chứng chỉ FDA là gì?
FDA được viết tắt từ “U.S. Food and Drug Administration” nghĩa là “Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ” được thành lập năm 1906, là cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm tại Hoa Kỳ, trực thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, có trụ sở chính tại White Oak, Maryland.
Chứng nhận FDA là những quy định khắt khe của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đưa ra để chịu trách nhiệm giám sát độ an toàn những sản phẩm thuộc danh mục quản lý lưu hành trên thị trường Mỹ. Và bất cứ nhà xuất khẩu nào nếu muốn đưa sản phẩm của mình vào Hoa Kỳ đều phải tuân thủ những quy định của Cục FDA và có được giấy chứng nhận FDA.
Hiện nay, cơ quan này đã có 223 văn phòng và 13 phòng thí nghiệm tại Hoa Kỳ và có nhiều văn phòng trực thuộc trên nhiều nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Costa Rica, Chile, Bỉ, và Vương quốc Anh.
Một số loại mặt hàng thường yêu cầu chứng nhận FDA bao gồm: Bánh kẹo, thực phẩm, bánh tráng, tôm khô, mực khô, cá khô, các loại trà,…
Khi bạn gửi hàng thực phẩm, dược phẩm qua Mỹ, bạn phải cung cấp chứng nhận FDA. Mỗi một chứng nhận FDA chỉ cấp riêng cho từng loại sản phẩm, không giới hạn số lượng hay trọng lượng.
Xem thêm Giấy chứng nhận FDA Hoa Kỳ có gì mới năm 2022?
2. Vai trò của chứng nhận FDA thực phẩm về Việt Nam
Giấy chứng nhận FDA có vai trò rất quan trọng trong thủ tục xuất khẩu hàng hóa.
Giấy chứng nhận FDA được xem như là giấy thông hành. Các loại sản phẩm mà bạn muốn xuất khẩu thì bắt buộc phải làm thủ tục xin giấy chứng nhận FDA và các mặt hàng này phải được kiểm tra rất nghiêm ngặt về mức độ đảm bảo an toàn thực phẩm. Nếu bạn không có giấy chứng nhận FDA thì sẽ không được phép thông quan, đồng nghĩa với việc kiện hàng sẽ bị trả lại hoặc bị hủy ngay lập tức tại cửa khẩu.
Do dó, Việt Nam cũng không ngoại lệ với xu hướng nhập hàng hóa từ Mỹ về ngày càng phát triển mạnh. Khi bạn muốn vận chuyển một mặt hàng nào tới Mỹ, để có thể thông quan được hàng hoá bạn sẽ cần rất nhiều giấy tờ và thủ tục pháp lý để chứng minh nguồn gốc xuất xứ, thành phần, giấy kiểm định chất lượng và giấy chứng nhận FDA của Mỹ. Nếu như không có những giấy tờ như vậy món hàng của bạn sẽ bị trả lại tại hải quan Mỹ và món hàng của bạn sẽ không thể gửi đến nơi bạn cần tại Hoa Kỳ.
Ngoài ra, tiêu chuẩn FDA này đặt ra một phần nào đó giúp bảo vệ nền sản xuất và việc làm của Mỹ. Nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm y tế của đất nước xứ cờ hoa ngày càng nhiều, với tốc độ tăng trưởng trung bình từ 5-10% trong suốt thập kỷ qua. Và đang có xu hướng tiếp tục tăng.
Luật pháp của Mỹ hiện quy định rất rõ về việc hàng nhập khẩu vào Mỹ không được chứng nhận FDA sẽ vi phạm Luật Liên bang và chính phủ Mỹ có thể truy tố trước pháp luật những doanh nghiệp này. Trường hợp đây là hàng nước ngoài nhập khẩu vào Mỹ, nếu vi phạm thì tất cả hàng hoá sẽ bị giữ tại cảng dưới sự quản lý của FDA & CBP (Bureau of Customs and Border Protection) và được xử lý theo điều (section) 801(m)(1) và quy định của Liên Bang. Chủ hàng phải chịu toàn bộ phí phát sinh cho việc lưu kho và di dời, thanh lý loại hàng này.
Theo định luật của Liên Bang, Chính phủ Mỹ có thể truy tố trước Pháp Luật những doanh nghiệp, cá nhân vi phạm Đạo Luật này.
Xem thêm tác dụng của chứng nhận FDA hoa kỳ tại đây.
3. Danh mục những thực phẩm cần chứng nhận FDA
Các sản phẩm chế biến, đóng gói hoặc lưu giữ thực phẩm, đồ uống hoặc các thành phần thực phẩm phục vụ tiêu dùng cho con người và động vật tại thị trường Hoa Kỳ đều cần chứng nhận an toàn thực phẩm FDA:
Ví dụ:
- Thực phẩm bổ sung và thành phần ăn kiêng
- Sữa bột trẻ em
- Đồ uống (Bao gồm đồ uống có cồn và không cồn)
- Hoa quả và rau củ
- Cá và hải sản
- Thực phẩm hàng ngày và trứng
- Hàng hóa nông sản thô sử dụng làm thực phẩm hoặc thành phần thực phẩm.
- Thực phẩm đóng hộp và đông lạnh
- Sản phẩm bánh mì, snack, kẹo (bao gồm kẹo cao su)
- Đồ ăn động vật
Một số sản phẩm được miễn trừ không cần đăng ký FDA
- Thực phẩm được làm ra bởi cá nhân
- Hàng hóa được gửi đi Mỹ dưới dạng cá nhân
- Hàng cá nhân gửi tới cá nhân theo hình thức phi mậu dịch
- Mẫu thực phẩm phi tiêu thụ có giá dưới 200USD. Đây là những món hàng bạn cần chứng minh nó là hàng mẫu, gửi đến các cơ sở sản xuất thực phẩm hoặc phòng thí nghiệm.
Trên đây là thông tin về giấy chứng nhận FDA thực phẩm về Việt Nam. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ của ACC vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau: Website: accgroup.vn.
Nội dung bài viết:
Bình luận