Trong thời kỳ hội nhập kinh tế hiện nay, xuất nhập khẩu không còn là vấn đề xa lạ đối với các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa. Để mong muốn sản phẩm của mình đi xa và phát triển hơn thì việc xuất khẩu sang các nước có nền kinh tế phát triển lớn mạnh như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản,... là điều không thể thiếu. Vậy, để xuất khẩu hàng hóa qua các quốc gia trên thế giới cần phải có những chứng nhận nào? Một trong những chứng nhận cần phải có có phải là FDA? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây của Công ty Luật ACC để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
1. Khái niệm FDA
- FDA là viết tắt của Food and Drug Administration – Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ.
- FDA là cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm của Hoa Kỳ. Chịu trách nhiệm cho việc bảo vệ và thúc đẩy sức khỏe cộng đồng thông qua các quy định và giám sát an toàn thực phẩm. Những loại sản phẩm được FDA quy định về chất lượng bao gồm:
- Thực phẩm
- Thực phẩm chức năng
- Sản phẩm bổ sung chế độ ăn uống
- Dược phẩm theo toa hoặc không theo toa
- Thuốc lá
- Vắc-xin
- Dược sinh học, truyền máu
- Các thiết bị y tế
- Thiết bị bức xạ điện từ
- Các sản phẩm liên quan đến thú
2. Tổ chức FDA là gì?
Tổ chức FDA được lập năm 1906 để chịu trách nhiệm cho việc bảo vệ và thúc đẩy sức khỏe cộng đồng bằng việc ban hành những quy định và các hoạt động giám sát sự an toàn thực phẩm; các sản phẩm thuốc lá, sản phẩm bổ sung chế độ ăn uống, dược phẩm phải kê theo toa và không cần kê toa; vắc xin, dược sinh học, truyền máu, các thiết bị y tế, bức xạ điện từ các thiết bị phát, và các sản phẩm thú y.
3. Tầm quan trọng của giấy chứng nhận FDA
Nếu có câu hỏi rằng giấy chứng nhận FDA có quan trọng hay không? Thì câu trả lời chắc chắn là rất quan trọng. Bởi vì khi doanh nghiệp muốn sản phẩm của Công ty mình được xuất khẩu quốc tế, cụ thể là xuất khẩu sang Hoa Kỳ thì bắt buộc phải có FDA. FDA giống như là một giấy thông hành giúp hàng hóa được vận chuyển một cách chính xác và nhanh chóng.
Trong trường hợp vi phạm, thì tất cả hàng hoá của bạn sẽ bị giữ tại cảng dưới sự quản lý của FDA & CBP (Bureau of Customs and Border Protection) và được xử lý theo điều (section) 801(m)(1) và quy định của Liên Bang. Lúc này, doanh nghiệp vi phạm sẽ phải chịu toàn bộ phí phát sinh cho việc lưu kho và di dời, thanh lý loại hàng này.
Lưu ý: Mỗi giấy chứng nhận FDA chỉ được một mặt hàng duy nhất và sẽ không bị giới hạn về số lượng và trọng lượng.
Như vậy, qua những thông tin ở trên ta có thể thấy Giấy chứng nhận FDA là một giấy loại giấy tờ quan trọng trong thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hoa Kỳ, đây là yêu cầu bắt buộc của thị trường này. Bạn có thể hiểu rằng cứ muốn nhập khẩu bất kỳ một loại sản phẩm, hàng hóa nào của mình vào thị trường Hoa Kỳ thì bạn phải có giấy chứng nhận FDA cho sản phẩm đó. Tương tự bạn xuất đi bao nhiêu loại sản phẩm sang Hoa Kỳ thì bắt buộc phải đăng ký bấy nhiêu chứng chỉ FDA.
Trên đây là những thông tin về Giấy chứng nhận FDA mà Công ty Luật ACC đã tìm hiểu và tổng hợp gửi đến bạn đọc. Mọi thắc mắc về vấn đề có liên quan vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp kịp thời và chính xác.
Nội dung bài viết:
Bình luận