Chứng minh nhân dân hay căn cước công dân là tên một loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam. Mỗi một công dân sẽ có một số chứng minh, số định danh của riêng mình. Vậy hiện tại số chứng minh nhân dân, số căn cước công dân có bao nhiêu số? Bài viết sau sẽ phân tích vấn đề trên.
1. Số chứng minh nhân dân là gì?
Mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp một số chứng minh nhân, số chứng minh nhân dân gồm 9 số hoặc 12 số tự nhiên nằm ở phần mặt trước chứng minh nhân dân, do Bộ Công an cấp và quản lý thông nhất trên toàn quốc.
Số chứng minh nhân dân được sử dụng để ghi vào một số loại giấy tờ khác nhau của công dân như sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, giấy chứng nhận kết hôn…
Khi có một số thông tin thay đổi trên chứng minh nhân dân hoặc chứng minh nhân dân bị mất thì sẽ thực hiện theo thủ tục đổi, cấp lại giấy chứng minh nhân dân khác nhưng số chứng minh nhân dân vẫn giữ nguyên theo số đã được ghi trên chứng minh nhân dân đã cấp.
Tuy nhiên, đối với trường hợp đổi chứng minh nhân dân vì có sự thay đổi nơi đăng ký thường trú từ tỉnh, thành phố này sang một tỉnh, thành phố khác sẽ có 02 số đầu của chứng minh là mã tỉnh, thành phố nơi cấp nên số chứng minh nhân dân sẽ thay đổi theo.
Đồng thời, khi đổi chứng minh nhân dân từ 9 số sang 12 số thì số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân sẽ được thay bằng số mới có 12 số (Đổi từ chứng minh nhân dân 12 số sang thẻ Căn cước công dân sẽ vẫn giữ nguyên số cũ).
Như vậy, số chứng minh nhân dân thay đổi khi có sự thay đổi theo các trường hợp sau:
– Cấp đổi chứng minh nhân dân 9 số (sang chứng minh nhân dân 9 số mới) do nơi đăng ký thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Cấp đổi từ chứng minh nhân dân 9 số sang chứng minh nhân dân 12 số;
– Cấp đổi từ chứng minh 9 số sang thẻ Căn cước công dân.
2. Các loại chứng minh nhân dân đã được cấp và sử dụng
Từ lần đầu tiên được cấp vào năm 1957, CMND đã được thay đổi đến 06 lần. Cho đến nay, có 02 loại CMND vẫn còn được sử dụng là CMND 9 số và CMND 12 số.
- Chứng minh nhân dân 09 số.
- Chứng minh nhân dân 12 số: CMND 12 số được cấp lần đầu tiên năm 2012, cũng là lần đầu tiên ảnh của công dân được in trực tiếp trên thẻ, có mã vạch 2 chiều. Thời điểm này CMND được bổ sung trường thông tin tên cha, mẹ đẻ ở mặt sau. Cụ thể, CMND có hình chữ nhật dài 85,6 mm, rộng 53,98 mm, hai mặt in hoa văn màu xanh trắng nhạt.
- Căn cước công dân 12 số có mã vạch
- Căn cước công dân gắn chip
Hiện nay Nhà nước đang tiến hành chuyển đổi chứng minh nhân dân sang căn cước công dân gắn chip trên phạm vi cả nước. Vậy những chữ số trên căn cước công dân có ý nghĩa gì?
Theo Điều 13 của Nghị định 137/2015/NĐ-CP, dãy số này gồm 12 số là số thẻ CCCD hay chính số định danh cá nhân. 12 chữ số này là các số tự nhiên ngẫu nhiên từ 0 - 9. Dãy số này có cấu trúc gồm 06 số đầu là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 06 số là khoảng số ngẫu nhiên.
Theo quy định tại Điều 7, Thông tư 07/2016/TT-BCA hướng dẫn về ý nghĩa của từng chữ số này như sau:
- 03 chữ số đầu tiên là mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh. Mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi công dân khai sinh có các mã từ 001 đến 0096 tương ứng với 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Hiện nay, mã tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên thẻ CCCD được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 01/02/2016 của Bộ Công an.
Ví dụ: Công dân khai sinh ở Hà Nội có mã 001, Sơn La có mã 014, Vĩnh Phúc có mã 026, TP. Hồ Chí Minh có mã 079, Bạc Liêu có mã 095,...
- 01 chữ số tiếp theo là mã thế kỷ và mã giới tính của công dân. Quy ước các mã như sau:
- Thế kỷ 20 (từ năm 1900 đến hết năm 1999): Nam 0, nữ 1;
- Thế kỷ 21 (từ năm 2000 đến hết năm 2099): Nam 2, nữ 3;
- Thế kỷ 22 (từ năm 2100 đến hết năm 2199): Nam 4, nữ 5;
- Thế kỷ 23 (từ năm 2200 đến hết năm 2299): Nam 6, nữ 7;
- Thế kỷ 24 (từ năm 2300 đến hết năm 2399): Nam 8, nữ 9.
- 02 chữ số tiếp theo: là mã năm sinh của công dân.
Ví dụ: Công dân sinh năm 1962 thì có 2 mã này là 62; công dân sinh năm 2002 thì có 2 mã này là 02.
- 06 chữ số cuối: là khoảng số ngẫu nhiên, mã này sẽ phân biệt những công dân có thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh và họ cùng sống ở một tỉnh, thành phố nào đó.
Ví dụ về số căn cước công dân
Ví dụ số căn cước công dân là: 037153000257 thì:
- Số 037 là mã tỉnh Ninh Bình
- Số 1 thể hiện giới tính Nữ, sinh tại thế kỷ 20
- Số 53 thể hiện công dân sinh năm 1953
- Số 000257 là dãy số ngẫu nhiên.
Như vậy, thông qua việc hiểu ý nghĩa 12 con số trên thẻ căn cước công dân gắn chip, người tra cứu có thể tra cứu được những thông tin cơ bản về chủ thẻ căn cước. Việc tích hợp chip trên thẻ căn cước sẽ giúp tra cứu thông tin nhanh hơn. Chỉ cần thẻ được quét qua các thiết bị định danh các thông tin về chủ thẻ sẽ hiện ra. Đây cũng là một trong những cải tiến đặc biệt giúp chúng ta có thể quản lý các thông tin của người dân dễ dàng hơn rất nhiều.
3. Trình tự thủ tục đổi từ chứng minh nhân dân sang căn cước công dân
Mời quý bạn đọc xem thêm tại Thủ tục đổi CMND sang CCCD đơn giản nhất (Cập nhật 2022)
Trên đây là bài viết phân tích về chứng minh nhân có bao nhiêu số và ý nghĩa của 12 chữ số trên căn cước công dân gắn chip. ACC hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho quý đọc giả. Với mọi vấn đề pháp lý của quý đọc giả Công ty luật ACC sẵn sàng hỗ trợ với tâm thế và thái độ phục vụ tốt nhất. Mang lại hiệu quả cao cho quý bạn đọc.
Nội dung bài viết:
Bình luận